Để đánh giá đầy đủ và tổng quát hơn mức độ ô nhiễm của các kim loại nặng trong đất cần tiến hành phân tích dạng hóa học của chúng. Nồng độ Ni trong 12 mẫu đất bãi thải và đất ruộng ở khu vực bãi thải của mỏ Pb/Zn làng Hích, tỉnh Thái Nguyên đã được phân tích bằng phương pháp phổ khối plasma cảm ứng (ICP-MS). Dạng hóa học của Ni trong đất được chiết theo quy trình chiết liên tục Tessier. Các chỉ số đánh giá môi trường như chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và mã đánh giá rủi ro (RAC) đã được áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của Ni trong đất. Kết quả cho thấy, Ni tồn tại trong các mẫu đất bãi thải chủ yếu ở dạng cặn dư (F5) > dạng Fe/Mn oxit (F3) > dạng cacbonat (F2) > dạng trao đổi (F1) ~ dạng liên kết với chất hữu cơ (F4), trong khi Ni tồn tại trong các mẫu đất ruộng là F5 > F2 > F3 > F4 > F1. Chỉ số Igeo của Ni trong các mẫu đất đều âm (Igeo < 0), cho thấy nồng độ Ni trong các mẫu đất ở mức không bị ô nhiễm. Trong khi đó, chỉ số RAC cho thấy Ni trong các mẫu đất ở mức từ nguy cơ ô nhiễm nhẹ đến nguy cơ ô nhiễm nặng (10%< RAC < 30%), có 3/7 mẫu đất ruộng ở mức ô nguy cơ ô nhiễm nặng (RAC > 30%).
Tân Cương là một xã nông nghiệp miền núi, nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 11 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên là 14,7 km2 với 1.456 hộ, 5.533 khẩu và 43% dân số theo đạo Thiên Chúa giáo. Tháng 8-2015, Tân Cương đã đạt xã nông thôn mới và tiếp tục xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, điều tra thực địa và phương pháp chuyên gia để chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong 10 tiêu chí cần duy trì đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 1164/QĐ-UBND của UBND tỉnh, có một số tiêu chí đã giảm chất lượng, cần phải đầu tư để nâng cao chất lượng như: tiêu chí về trường học (số 5), tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa (số 6), tiêu chí về thông tin và truyền thông (số 8). Trong các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu để đạt nông thôn mới nâng cao, có tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn.
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm xác định nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Nghiên cứu tiến hành trên 240 bệnh nhân vảy nến và 122 bệnh nhân có bệnh da khác thuộc nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy, nồng độ axit uric huyết thanh trung bình trên nhóm bệnh nhân vảy nến tương đối cao 365,1 ± 88,2 µmol/L, cao hơn so với nhóm đối chứng 322,8 ± 68,5 µmol/L có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ phần trăm số ca có nồng độ axit uric huyết thanh tăng trong nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn 3 lần so với nhóm đối chứng (28,3% và 8,2%), khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuổi khởi phát bệnh vảy nến với nồng độ axit uric huyết thanh. Nồng độ axit uric huyết thanh trung bình của nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nặng có giá trị cao nhất và giảm dần theo mức độ bệnh theo chỉ số PASI. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh nhân có tăng axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh mức độ nhẹ, vừa và nặng.
Bài báo tập trung nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải nhựa của sinh viên Trường Đại học Khoa học, cùng với đó là đánh giá nhận thức của sinh viên trong trường về việc giảm thiểu chất thải nhựa. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, điều tra khảo sát thực tế và phương pháp thống kê xử lý thông tin. Tác giả đã khảo sát 188 sinh viên. Tập trung vào nhóm sinh viên 4 ngành Luật, Du lịch, Khoa học Quản lý, Quản lý tài nguyên & môi trường. Kết quả thu được rác thải nhựa phát sinh của sinh viên hàng ngày chủ yếu là: Chai nước uống, túi ni- lông, hộp xốp, vỏ bim bim bánh mì, cốc & ống hút. Có tới 95,7% sinh viên Khoa tài nguyên & Môi trường có nhận thức đúng về thời gian phân hủy của túi ni – lông. Đa phần sinh viên đều nhận thức được tác hại của chất thải nhựa tới môi trường như: Suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm cảnh quan, tắc nghẽn cống rãnh... Nhóm sinh viên năm 3, 4 có các hành động tích cực để làm giảm thiểu chất thải nhựa hơn là nhóm sinh viên năm 1, 2 khi mà các em đã được học học phần Môi trường & Phát triển bền vững. Các hành động đó như: mang bình nước cá nhân, giảm thiểu ít nhất 1 túi ni- lông/ ngày.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.