Bài báo này trình bày các nguyên tắc thiết kế chung và các phương pháp tính toán đơn giản cho cấu kiện sàn bê tông cốt thép, được quy định trong tiêu chuẩn châu Âu EN 1992-1-2 về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện cháy. Quy trình tính toán theo ba phương pháp đơn giản bao gồm tra bảng, đường đẳng nhiệt và phương pháp phân lớp được trình bày cụ thể và minh họa thông qua ví dụ tính toán. Ảnh hưởng của một số thông số quan trọng như lớp bê tông bảo vệ, hàm lượng cốt thép và thời gian cháy được khảo sát. Kết quả cho thấy khi tăng chiều dày lớp bê tông bảo vệ và hàm lượng cốt thép thì khả năng chịu lực khi cháy của sàn tăng lên, tuy nhiên khả năng chịu lực chỉ tăng đến một giá trị nào đó thì lại giảm dần do chiều cao làm việc giảm. Khi thời gian cháy tăng lên thì khả năng chịu lực khi cháy của sàn cũng giảm đi. Nếu vẽ giá trị mô men ngoại lực và khả năng chịu lực trên cùng một biểu đồ thì dễ dàng xác định được khả năng chịu lực khi cháy của sàn bê tông cốt thép. Từ khóa: dầm; bê tông cốt thép; chịu lửa; khả năng chịu lửa; EC2.
Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc chung và một số phương pháp tính toán được quy định trong tiêu chuẩn châu Âu EN 1992-1-2 về thiết kế kháng cháy cho kết cấu bê tông cốt thép và được áp dụng để xác định hệ số suy giảm khả năng kháng uốn (KNKU) của dầm bê tông cốt thép (BTCT) khi chịu tác động của đường gia nhiệt tiêu chuẩn ISO 834. Các tính chất cơ lý của vật liệu bê tông và cốt thép ở nhiệt độ cao, phương pháp tra bảng và phương pháp đường đẳng nhiệt 500oC (thuộc các phương pháp đơn giản hóa) được giới thiệu và minh họa thông qua các ví dụ thực hành. Một công cụ bản tính được thiết lập để tính toán và khảo sát KNKU của dầm. Kết quả khảo sát đã minh họa một cách tường minh rằng hệ số suy giảm KNKU của dầm BTCT ở nhiệt độ cao tỷ lệ thuận với kích thước tiết diện và khoảng cách từ mặt ngoài tới trọng tâm cốt thép dọc (khoảng cách trục), nhưng không bị ảnh hưởng đáng kể bởi cường độ chịu nén của bê tông. Từ khóa: dầm; bê tông cốt thép; kháng uốn; cháy; tiêu chuẩn châu Âu.
Bê tông rỗng có hệ thống lỗ rỗng hở thông nhau, chúng giúp nước dễ dàng thấm qua khi có mưa, đây là loại bê tông được ứng dụng nhiều trong các đô thị nhằm giảm hiện tượng ngập úng cục bộ. Với đặc điểm rỗng chúng cũng có thể được ứng dụng làm các công trình ven biển, hải đảo như đường bao, kết cấu giảm sóng. Tuy nhiên, ở các vùng đó thường rất khó khăn về nguyên liệu chế tạo như cát, nước. Trong bài báo này chúng tôi xin giới thiệu bê tông rỗng được chế tạo từ đá dăm có kích thước hạt từ 5 đến 10 mm, hỗn hợp chất kết dính gồm 60 % xi măng + 10 % silica fume (SF) + 30 % xỉ lò cao nghiền mịn (GBFS), cát biển, nước biển Hải Phòng kết hợp với phụ gia siêu dẻo, với 3 độ rỗng thiết kế là 15 %; 20 % và 25 %, sử dụng cát biển với các hàm lượng 4 %; 7 % và 10 %. Các kết quả đã đánh giá được ảnh hưởng của độ rỗng, hàm lượng cát tới một số tính chất của bê tông rỗng như độ rỗng, khối lượng thể tích, cường độ, hệ số thoát nước.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.