Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít là tình trạng viêm đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ưa axít khu trú hoặc lan tỏa trong đường tiêu hóa. Bệnh có biểu hiện bằng một hoặc nhiều triệu chứng đường tiêu hoá khác nhau như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân, đầy bụng hoặc kém hấp thu. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau phụ thuộc vào cơ quan, độ sâu lớp mô đích bị ảnh hưởng do thâm nhiễm bạch cầu ưa axít gây ra. Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít ở trẻ em thường kết hợp và/hoặc có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như chàm, hen, viêm mũi, dị ứng thực phẩm, thuốc. Trường hợp lâm sàng: Trẻ nam 6 tuổi được chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít, tăng IgE huyết thanh, có tiền sử liên quan đến ăn uống sữa bò. Bệnh nhi được điều trị bằng prednisolon liều 1mg/kg/24 giờ kết hợp thuốc ức chế bơm proton (PPIs) đường uống và loại bỏ hoàn toàn sữa bò ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày trong 6 tuần. Kết quả sau 6 tháng ngưng điều trị prednisolon, các triệu chứng tiêu hóa, và số lượng bạch cầu ưa axít máu ngoại vi duy trì trong giới hạn bình thường. Kết luận: “Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít ở trẻ em là tình trạng viêm hiếm gặp”. Bệnh được chẩn đoán xác định dựa vào loại trừ các nguyên nhân tăng bạch cầu ưa axít khác và 3 đặc điểm: Triệu chứng đường tiêu hóa, sinh thiết thấy bạch cầu ưa axít thâm nhiễm mô dạ dày ruột, và tăng số lượng bạch cầu ưa axít ngoại vi. Corticoid kết hợp với chế độ ăn kiêng, loại bỏ các thành phần dị ứng là phương pháp kiểm soát triệu chứng hiệu quả và hữu ích nhất trong hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít liên quan đến dị ứng thực phẩm.
Khoán rừng và đất lâm nghiệp là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước với mục tiêu tạo động lực kinh tế khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Để đánh giá thực trạng công tác khoán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhóm nghiên cứu đã: (1).Làm việc với 7 đơn vị chủ rừng, 34 xã/phường, 8 huyện/TP có hoạt động khoán để thu thập thông tin, số liệu do đơn vị đang quản lý; (2).Phỏng vấn, tham quan mô hình canh tác 855 hộ nhận khoán; (3).Phỏng vấn 114 cán bộ quản lý; (4).Khảo sát 346 điểm hiện trạng sử dụng đất…thuộc 63/83 ấp có diện tích khoán. Kết quả xác định tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp khoán lâu dài trên địa bàn tỉnh: 20.425,54 ha với 9.615 hộ nhận khoán. Công tác khoán đã thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ, phát triển rừng, ổn định dân cư. Bên cạnh đó, công tác khoán có một số bất cập: Các văn bản quy định có nhiều thay đổi làm cho cả bên khoán và bên nhận khoán gặp vướng mắc trong thiết lập hồ sơ, thực hiện hợp đồng; Việc quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng ở một số nơi thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, buông lỏng quản lý, xử lý vi phạm trong thời gian dài; cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa cây lâm nghiệp với các loại cây trồng khác ngày càng gay gắt… Do đó, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên đất khoán gặp nhiều khó khăn, tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khoán vẫn diễn ra trong thời gian qua.
Nghiên cứu này kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng công nghệ bể phản ứng sinh học dạng mẻ (SBR) trong xử lý nước thải chung cư. Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm tương ứng: BOD5 (90 - 95%), COD (93 - 97%), TSS (83 - 95%), Amoni (92 - 98%), Tổng Nito (92 - 98%), Độ đục (85 - 95%), Độ màu (62 - 75%). Hệ vi sinh của bể SBR được quan sát và cho thấy có 09 loại nguyên sinh động vật chiếm ưu thế với tỷ lệ xuất hiện trong bể như sau: Vorticella 26%, Aspidisca 22%, Litonotus 6%, Trachelophyllum 8%, Epitylis 6%, Rotifer 16%, Tardigrades 4%, Flagellate 4%, Vaginocola 6%. Nồng độ bùn hoạt tính xuyên suốt quá trình thực hiện được duy trì và biến động trong khoảng: 5,000 - 7,000 mg/L, góp phần tăng hiệu quả xử lý cho bể SBR. Hiệu quả xử lý Nito ở mức lý tưởng đạt được trong nghiên cứu với hiệu suất loại bỏ lên tới 98%. Có thể kết luận, các chất ô nhiễm trong nước thải chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh được giải quyết ở mức tối khi sử dụng công nghệ SBR.
Bản đồ phân bố không gian xanh (KGX) rất quan trọng đối với công tác quản lý, nhưng việc xây dựng bản đồ này thường mất nhiều thời gian và công sức, làm cho công tác quản lý KGX gặp khó khăn. Căn cứ vào 440 điểm mẫu điều tra mặt đất, ảnh Sentinel-2, thuật toán Random forest (RF) trên nền tảng điện toán đám mây của Google Earth Engine (GEE), nghiên cứu tiến hành phân loại, xây dựng bản đồ KGX tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tổng số 13 biến đầu vào từ ảnh Sentinel-2 đã được tính toán thử nghiệm để phân loại xây dựng bản đồ KGX. Khi sử dụng từng kênh ảnh để phân loại thì kết quả chỉ đạt độ chính xác từ thấp đến vừa phải, nhưng khi sử dụng nhiều kênh ảnh để phân loại thì kết quả có độ chính xác cao. Từ đó, xây dựng được bản đồ KGX với độ phân giải không gian 10 m cho toàn huyện và xác định tại Ba Vì có 12.124 ha KGX (chiếm 28,7% diện tích tự nhiên của huyện) phân bố tại tất cả 31 xã, thị trấn của huyện. Kết quả cũng cho thấy đang xuất hiện sự thiếu hụt diện tích KGX tại các xã không có rừng trên địa bàn huyện. Độ chính xác của mô hình tốt nhất thu được là 95,7% và tư liệu ảnh Sentinel-2 mức 2A luôn có sẵn và được cung cấp miễn phí cho thấy tiềm năng của phương pháp lập bản đồ KGX trên nền tảng GEE được nghiên cứu đề xuất.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.