Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của pH dung dịch, khối lượng than, thời gian và nồng độ ban đầu lên quá trình hấp phụ nitrate trong dung dịch của than sinh học sản xuất từ trấu (O. sativa L., OM5451). Than sinh học được sản xuất bằng phương pháp nhiệt phân trấu ở 700 °C. pHpzc của than là 9,51. Điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ bao gồm khối lượng than 0,5 g, pH 4, thời gian 120 phút và nồng độ đầu 50 . Tại điều kiện tối ưu, hiệu suất loại là 69,7%. Dữ liệu cân bằng phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir ( = 0,993) hơn mô hình Freundlich ( = 0,965). Dung lượng hấp phụ nitrate cực đại tính theo phương trình Langmuir là 12,843 mg·g–1. Sự hấp phụ của than sinh học phù hợp với cả hai mô hình động học biểu kiến bậc 1 ( = 0,964) và bậc 2 ( = 0,963).
Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát khả năng sinh trưởng của cây rau muống khi bổ sung than sinh học trấu hấp phụ amoni (NH4+) trong nước thải biogas. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức: (1) Bón 100% than sinh học trấu chưa hấp phụ amoni, (2) Bón 100% phân vô cơ (Theo khuyến cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), (3) Bón 50% than sinh học trấu hấp phụ amoni + 50% phân vô cơ, (4) Bón 75% than sinh học trấu hấp phụ amoni + 25% phân vô cơ, (5) Bón 100% than sinh học trấu hấp phụ amoni, (6) Bón 125% than sinh học trấu hấp phụ amoni. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức bổ sung than sinh học trấu hấp phụ amoni thì sự sinh trưởng và năng suất đều tăng so với bổ sung than chưa hấp phụ amoni. Lượng than và phân tốt nhất cho sự phát triển của rau muống là 50% than sinh học trấu hấp phụ amoni và 50% phân vô cơ. Tóm lại, có thể tận dụng than sinh học trấu đã hấp phụ amoni trong nước thải biogas thay thế một phần phân hóa học vô cơ rất có ích cho nông nghiệp và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của than sinh học được chế tạo từ trấu (O. sativa L., OM5451) đến sự phát thải khí nhà kính (CH4 and N2O). Than sinh học trấu được chế tạo bằng phương pháp nhiệt phân ở nhiệt độ 700oC bằng máy - VMF 165. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu được trình bày rằng than sinh học trấu ở 20 tấn ha-1 giảm phát thải CH4 và N2O lần lượt là 15,99%, 48,47% tốt hơn so với 10 tấn ha-1 và 5 tấn ha-1 lần lượt là 13,01%, 5,58% và 37,70%, 33,00 %. Kết luận, bổ sung than sinh học trấu vào đất trồng lúa có tác dụng giảm phát thải khí nhà kính. Hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính của nghiệm thức bổ sung than sinh học trấu 20 tấn ha-1 là tốt nhất.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.