Lựa chọn tổ máy vận hành là một trong các bài toán quan trọng nhất của vận hành hệ thống điện. Mục đích của bài toán lựa chọn tổ máy vận hành là xác định trạng thái vận hành của các tổ máy trong một khoảng thời gian để đáp ứng nhu cầu của phụ tải, thỏa mãn các ràng buộc kỹ thuật và ràng buộc an toàn của hệ thống, đồng thời cực đại tổng lợi ích xã hội trong khoảng thời gian xét. Bài báo này đề xuất mô hình quy hoạch tuyến tính nguyên thực hỗn hợp (MILP) để giải bài toán lựa chọn tổ máy vận hành cho hệ thống hỗn hợp nhiệt điện, điện gió và tích trữ năng lượng dạng pin có xét tổn thất công suất của lưới điện. Mô hình MILP được phát triển từ mô hình quy hoạch phi tuyến nguyên thực hỗn hợp (MINLP) bằng cách sử dụng kỹ thuật tuyến tính hóa tổn thất công suất của lưới điện. Lưới điện truyền tải 24 nút IEEE được áp dụng để đánh giá mô hình đề xuất. Kết quả tính toán cho thấy rằng tổn thất công suất của lưới điện có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái vận hành, công suất phát của các tổ máy và sự hoạt động của tích trữ năng lượng dạng pin.
Sự tái cấu trúc ngành điện và phát triển thị trường điện đã dẫn đến nhu cầu thực hiện bài toán phân bổ chi phí sử dụng lưới điện cho các đơn vị tham gia thị trường. Một trong các thành phần quan trọng của chi phí sử dụng lưới điện là chi phí cho tổn thất công suất trên lưới điện. Tuy nhiên, vì tổn thất công suất và công suất nút có mối quan hệ phi tuyến nên giải quyết bài toán phân bổ tổn thất công suất trong lưới điện là một nhiệm vụ khó khăn. Do đó, các phương pháp phân bổ tổn thất công suất hiện tại chưa đảm bảo được yếu tố công bằng cho các đơn vị sử dụng lưới điện. Bài báo này so sánh ba phương pháp phân bổ tổn thất công suất của lưới điện, bao gồm phương pháp phân bổ tổn thất công suất sử dụng nguyên lý xếp chồng, phương pháp dựa trên trào lưu công suất cải biên và phương pháp hệ số tổn thất biên. Kết quả phân bổ tổn thất công suất cho lưới điện phân phối 33 nút IEEE được sử dụng để so sánh và đánh giá ba phương pháp.
Bài báo đề xuất mô hình quy hoạch nón bậc hai (SOCP) để phân tích trào lưu công suất của lưới điện phân phối. Lời giải đạt được từ mô hình quy hoạch nón bậc hai này có sai số rất nhỏ so với lời giải sử dụng phương pháp Newton-Raphson. Ngoài ra, mô hình SOCP đề xuất giúp tích hợp hệ phương trình trào lưu công suất phi tuyến và không lồi vào các bài toán tối ưu hóa trong lưới điện phân phối hình tia. Các bài toán tối ưu sử dụng mô hình nón bậc hai của hệ phương trình trào lưu công suất có dạng lồi và nghiệm tìm được là tối ưu toàn cục. Đồng thời, mô hình SOCP đề xuất có xét sự thay đổi công suất tiêu thụ của phụ tải theo điện áp (mô hình tải ZIP) sử dụng phương pháp xấp xỉ nhị thức Newton. Mô hình quy hoạch nón bậc hai đề xuất được đánh giá trên lưới điện 33 nút IEEE sử dụng ngôn ngữ lập trình GAMS và phần mềm thương mại CPLEX.
Dự báo vận tốc gió hay công suất của điện gió đang là vấn đề được quan tâm lớn hiện nay để phục vụ bài toán huy động nguồn của hệ thống điện. Tuy nhiên, việc dự báo vẫn còn gặp khó khăn do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vận tốc gió. Mục đích của bài báo này là sử dụng các phương pháp lựa chọn đặc tính khác nhau để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết tới vận tốc gió, từ đó cải thiện độ chính xác cho việc dự báo vận tốc hay công suất gió. Các phương pháp được đề cập đến là Pearson’s Correlation, Random Forest và Boruta và được sử dụng trên hai tập dữ liệu thời tiết tại hai thành phố khác nhau. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng hàm tự tương quan và hàm tương quan riêng để có thể xem xét tổng quan mối quan hệ giữa vận tốc gió và các trễ của chính nó trong quá khứ. Tiếp theo, các trễ có ảnh hưởng lớn và trễ bậc nhất của các yếu tố thời tiết khác được sử dụng làm đầu vào cho ba phương pháp lựa chọn đặc tính. Cuối cùng, chúng tôi so sánh kết quả giữa các phương pháp với nhau. Kết quả thu được cho thấy tốc độ gió phụ thuộc rất lớn vào chính nó ở các trễ gần nhất.
Ngành điện đã và đang tái cấu trúc với mục đích tạo ra sự cạnh tranh giữa những người tham gia thị trường điện. Sự tái cấu trúc này dẫn đến những khó khăn đáng kể cho các đơn vị vận hành hệ thống điện. Một trong những khó khăn này là các đơn vị vận hành hệ thống điện cần cung cấp cho đơn vị tham gia thị trường quyền sử dụng lưới điện truyền tải một cách công bằng. Trong nghiên cứu này, phân bố công suất trên lưới điện truyền tải của các giao dịch song phương được phân tích và so sánh sử dụng hệ số phân bố truyền tải công suất (PTDF). Hệ số phân bố truyền tải công suất được phân loại thành DCPTDF và ACPTDF. Kết quả tính toán từ cả hai tiếp cận này sử dụng các hệ thống điện 3 nút và 6 nút Wood & Wollenberg được phân tích và so sánh. Sự so sánh cho thấy phân bổ công suất trên lưới truyền tải của các giao dịch song phương khi áp dụng hệ số ACPTDF chính xác hơn nhưng phức tạp hơn so với sử dụng hệ số DCPTDF. Kết quả nghiên cứu trong bài báo này cung cấp sự đánh giá chi tiết để hỗ trợ các đơn vị vận hành hệ thống điện đạt được sự công bằng trong hoạt động thị trường điện.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.