Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân bị xuất huyết não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân bi xuất huyết não được điều trị ngoại trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Trầm cảm diễn biến kéo dài (trung bình 4,95±2,16 tháng) và hay tái phát. Các triệu chứng rối loạn trầm cảm đa dạng và hay gặp nhất là mất quan tâm hứng thú là 78,12% và giảm năng lượng với tỷ lệ là 65,62%. Triệu chứng vận động chậm chạp chiếm 96,87%; 28,12% bệnh nhân có ý tưởng tự sát và 78,12% bệnh nhân có ngôn ngữ chậm chạp. Rối loạn trầm cảm theo đánh giá bằng thang Beck có 96,88% có test Beck từ 14 điểm trở lên tương đương với rối loạn trầm cảm ở các mức độ khác nhau và có 34,37% bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa trong gan của cao chiết cà phê xanh trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: 60 chuột nhắt trắng được tiêm D-galactose 100 mg/kg trong 4 tuần để gây stress oxy hóa, sau đó điều trị bằng vitamin E, cao chiết cà phê xanh các liều 200 mg/kg, 300 mg/kg và 400 mg/kg trong 4 tuần. Đánh giá nồng độ MDA (Malondialdehyde), hoạt tính enzym SOD (Superoxide dismutase), GSH-Px (Glutathione peroxidase) trong mô gan chuột sau điều trị. Kết quả: Hoạt tính GSH-Px mô gan các nhóm điều trị cao chiết cà phê xanh liều 300 mg/kg, 400 mg/kg tăng cao hơn nhóm chứng bệnh (p<0.05). Hoạt tính SOD có cải thiện so với nhóm chứng bệnh, tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Kết luận: cao chiết cà phê xanh có tác dụng chống oxy hóa trên chuột thực nghiệm.
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm các yếu tố liên quan ở bệnh nhân trầm cảm sau sinh. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về đặc điểm các yếu tố liên quan ở 31 bệnh nhân trầm cảm sau sinh được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Phụ nữ nhóm tuổi dưới 25, không nhận được hỗ trợ của gia đình trong quá trình mang thai và sau sinh thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với phụ nữ có sự hỗ trợ của gia đình và nhóm tuổi trên 25. Gia đình có người chồng thích con trai thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn so chồng không quan tâm giới tính. Những thai phụ có tiền sử thai chết lưu (9,68%), sinh non dưới 37 tuần (22,58%) và họ bị bạo lực về thể xác/tinh thần (35,48%) thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn ở điều kiện bình thường. Kết luận: Các yếu tố nhóm tuổi, sự hỗ trợ của gia đình, giới tính của đứa con, tiền sử thai sản, hình thức sinh đẻ và bạo lực có liên quan chặt chẽ tới trầm cảm sau sinh.
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm đặc điểm lâm sàng của hoang tưởng ở bệnh nhân loạn thần cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2020. Kết quả: Sự phân bố hoang tưởng của nhóm nghiên cứu là: hoang tưởng bị hại chiếm tới 73,53%; có tới 86,11% có ảo giác và hoang tưởng kết hợp. Tần số ảo thanh hay gặp nhất là hàng ngày chiếm 82,14%; Thái độ và hành vi của bệnh nhân loạn thần cấp đa số là tin tưởng và đáp ứng rõ với các hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị chi phối và hoang tương liên hệ với tỷ lệ từ 64,29%-88%. Đặc điểm rối loạn cảm xúc hay gặp nhất là trầm cảm chiếm 47,22%; còn rối loạn hành vi hay gặp nhất là kích động chiếm 27,78%. Sau 2 tuần điều trị thì hoang tưởng thuyên giảm hoàn toàn chiếm 91,18% và chỉ có 8,82% là thuyên giảm một phần. Kết luận: Hoang tưởng là triệu chứng hay gặp và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán loạn thần cấp với các đặc điểm đa dạng, phức tạp.
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng ở trầm cảm sau sinh. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về đặc điểm lâm sàng ở 31 bệnh nhân trầm cảm sau sinh được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Thời gian bị bệnh dưới 3 tuần gặp nhiều chiếm tỷ lệ 54,84%; tần suất triệu chứng khí sắc giảm, giảm hoặc mất hứng thú sở thích và mất ngủ đều chiếm 100%. Bệnh nhân buồn chán, bi quan chiếm 93,55% và 29,04% bệnh nhân có hoang tưởng tự buộc tội với 80,65% bệnh nhân có ý tưởng tự sát. Bệnh nhân mức độ nặng và vừa chiếm 93,54%; trong đó bệnh nhân mức độ nặng với số điểm Beck là 41,25 ± 7,76 và sau 3 tuần điều trị thì triệu chứng trầm cảm thuyên giảm hoàn toàn chiếm 87,1%. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm sau sinh rất đa dạng và phong phú và trắc nghiệm tâm lý Beck là phương pháp dùng để đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.