Nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân tới khám và điều trị răng miệng tại Khoa RHM - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh răng hàm mặt A7, Viện đào tạo RHM trường Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2015 đến 9/2016. Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh sử dụng chụp kim loại phủ Ceramage trên nhóm răng hàm lớn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng, theo dõi và đánh giá hiệu quả lâm sàng. Kết quả: Ngay sau thời điểm lắp chụp, 80% các bệnh nhân rất hài lòng, 20% các bệnh nhân hài lòng về các vấn đề ăn nhai, thẩm mỹ của chụp. Tại thời điểm sau lắp chụp 1 tháng, 3 tháng, tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng về chụp răng còn 77,5%. Tại thời điểm sau 6 tháng 77,5% các bệnh nhân rất hài lòng; 22,5% các bệnh nhân hài lòng sau lắp chụp. Kết luận: Ngay sau thời điểm lắp chụp kim loại - Ceramage, 80% các bệnh nhân rất hài lòng, 20% các bệnh nhân hài lòng về các vấn đề ăn nhai, thẩm mỹ của chụp. Thời điểm sau lắp chụp 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng về chụp răng còn 77,5%. Các nhà lâm sàng cần tư vấn kỹ bệnh nhân về cách thức ăn nhai, giữ gìn chụp răng cũng như cách thức vệ sinh răng miệng sau lắp chụp.
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại Trường Trung học cơ sở An Hòa, thị xã An Lão, tỉnh Bình Định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 550 học sinh tại Trường Trung học cơ sở An Hòa vào tháng 11 năm 2019. Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn gián tiếp thông qua bộ câu hỏi được xây dựng. Kết quả: Có 550 học sinh tham gia nghiên cứu, trong đó có 243 học sinh là nam (44,2%). Có 68,9% học sinh có kiến thức tốt về chăm sóc răng miệng, 69,5% học sinh có thái độ tốt và 23,6% học sinh có thực hành tốt về chăm sóc răng miệng. Có mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, thực hành CSSKRM theo giới và lớp: So với học sinh khối lớp 6, khối lớp 7 có thực hành CSSKRM tốt bằng 0,59 lần (95%CI: 0,36 – 0,99), học sinh khối lớp 8 bằng 0,52 lần (95%CI: 0,31 – 0,87) và học sinh khối lớp 9 chỉ bằng 0,47 lần (95%CI: 0,25 – 0,87). Học sinh có kiến thức tốt có thái độ tốt cao gấp 2,8 lần học sinh có thái độ không tốt (95%CI: 1,88 – 4,18). Kết luận: Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ tốt với vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng tương đối cao nhưng tỷ lệ học sinh thực hành tốt còn khá thấp. Cần phải đẩy mạnh các chương trình nha cộng đồng, giáo dục những kiến thức đúng đắn về chăm sóc răng miệng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà trường, thầy cô, gia đình đặc biệt là tinh thần tự giác của học sinh trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Nghiên cứu được thực hiện trên 758 trẻ em tại tỉnh Vĩnh Phúc, tuổi từ 2-4 tuổi, học tại 1 số trường mầm non tại tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu: mô tả và đánh giá tình trạng sâu răng trước và sau dự phòng ở một nhóm trẻ 2-4 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và Nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng. Kết quả: Tỷ lệ trẻ 2-4 tuổi mắc sâu răng là 71,4%; dmft: 5,63±5,46; dmfs: 8,58±10,27; Sau can thiệp Vecni fluor, có 47,2% mặt răng tổn thương mức 1 và mức 2 có trở về mức bình thường mức 0, 31,4% mặt răng vẫn ở mức 1 và mức 2, 21.4% mặt răng chuyển sang mức nặng hơn là mức 3-6. Kết luận: Hiệu quả vecni fluor trên mặt nhẵn và mặt nhai là khác nhau ở cùng mức độ tổn thương: sâu răng mức 1,2 nằm trên mặt nhẵn tiến triển tốt hơn tổn thương nằm trên mặt nhai, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở mặt nhẵn, tỷ lệ tổn thương trở về bình thường ở mức bình thường là 72.9% với mức 1 và 49.5% với mức 2. Trong khi đó ở mặt nhai, chỉ có 36.5% tổn thương mức 1 và 9.1% tổn thương mức 2 trở về bình thường.
Nghiên cứu được thực hiện trên 40 răng có chỉ định phục hình bằng chụp kim loại tại Khoa RHM - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh răng hàm mặt A7, Viện đào tạo RHM trường Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2015 đến 9/2016. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang các răng hàm có chỉ định phục hình bằng chụp kim loại phủ Ceramage. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: 39/40 răng hàm có nguyên nhân do sâu răng hay bệnh lý tủy răng đã được chữa tủy tốt được làm chụp bọc chiếm 97,5%. Chỉ 1 răng mòn nhiều có tủy sống được làm chụp chiếm 2,5%. 55% các răng hàm còn đủ 4 thành sau mài chụp, 42,5%, 2,5% các răng hàm tương ứng còn 3 và 2 thành sau mài chụp. 22 răng hàm (55%) còn đủ 4 thành răng sau mài cùi, không cần cắm chốt ống tủy. Trong số 17 răng hàm còn 3 thành sau mài cùi thì có 4 răng cắm chốt ống tủy, có 1 răng còn 2 thành có cắm chốt ống tủy sau mài chụp. Tỷ lệ các răng không phải cắm chốt ống tuỷ là 35 răng chiếm 87,5%. Kết luận: Lý do làm phục hình chính là do sâu răng, bệnh lý tủy răng (97,5%), phần lớn là các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất, các răng sau mài cùi còn đủ 4 thành không phải cắm chốt ống tủy chiếm 55%, còn 3 thành chiếm 42,5% và 2 thành chiếm 2,5% cần cắm chốt, tái tạo cùi răng trước khi lấy dấu làm chụp.
Bối cảnh: Tổn thương kém khoáng hóa răng hàm lớn và răng cửa (MIH) được định nghĩa là “Tổn thương ranh giới rõ, khiếm khuyết chất lượng men phát triển từ nguồn gốc hệ thống tại một hoặc nhiều răng hàm lớn vĩnh viễn có thể bao gồm răng cửa”. Bệnh căn của MIH vẫn chưa rõ nhưng được cân nhắc là một tình trạng đa nguyên nhân. Phương pháp thâm nhập nhựa cung cấp một phương án điều trị xâm lấn tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và điều trị cho các răng trước có đốm trắng đổi màu nhưng chưa hình thành tổn thương sâu răng của bệnh nhân. Mục đích: Để báo cáo kết quả điều trị mảng màu ở răng mắc MIH bằng phương pháp thâm nhập nhựa, đem lại kết quả thẩm mỹ. Phương pháp: Chúng tôi báo cáo về một trường hợp bệnh nhân nữ 16 tuổi người Việt Nam, đến khám với phàn nàn chính về việc răng nhạy cảm, khó khăn trong ăn nhai và đổi màu ở răng cửa giữa hàm trên bên phải từ khi mọc. Phương án điều trị được đề xuất cho bệnh là phương pháp thâm nhập nhựa – một phương án điều trị bảo tồn. Kết quả: Bệnh nhân hài lòng với kết quả thẩm mỹ và không xâm lấn khi điều trị bằng phương pháp thâm nhập nhựa. Kết luận: Phương pháp thâm nhập nhựa cung cấp một lựa chọn điều trị không xâm lấn cho các tổn thương đốm trắng gây ra bởi tình trạng kém khoáng hóa răng hàm lớn và răng cửa (MIH) với sự hài lòng cao của bệnh nhân như ca lâm sàng trong bài báo cáo.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.