Đặt vấn đề: Mở thông dạ dày được thực hiện khi cần nuôi dưỡng bệnh nhân qua đường tiêu hóa nhưng không ăn uống được bằng đường miệng. Ngày nay mở thông dạ dày hầu hết được thực hiện qua nội soi nhưng không phải trường hợp nào cũng thực hiện được. Để nuôi dưỡng cho những bệnh nhân ung thư thực quản cần hóa xạ trị tiền phẫu và sử dụng dạ dày thay thế thực quản khi tiến hành cắt bỏ thực quản sau xạ trị, chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật mổ nội soi mở thông dạ dày bằng cách tạo ống thông từ mặt trước thân – đáy vị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu can thiệp tiến cứu trên nhóm đối tượng bệnh nhân ung thư thực quản có chỉ định hóa xạ trị tiền phẫu và khối u lớn không thực hiện mở thông dạ dày được qua nội soi. Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật nội soi mở thông dạ dày cho 5 bệnh nhân ung thư thực quản một phần ba dưới giai đoạn bệnh cT3N0M0. Những bệnh nhân này có đặc điểm không ăn uống được bằng đường miệng do khối u lớn làm tắc nghẽn lòng thực quản. Kết quả phẫu thành công ở tất cả bệnh nhân, thời gian phẫu thuật từ 20 đến 45 phút. Không có trường hợp nào xảy ra tai biến và biến chứng. Bệnh nhân được cho ăn lại sau 24 giờ và chuyển khoa hóa xạ trị sau 3 đến 4 ngày để tiến hành hóa xạ trị tền phẫu. Kết luận: Phẫu thuật nội soi mở thông dạ dày bằng cách tạo ống thông từ mặt trước thân – đáy vị là một kỹ thuật an toàn, thời gian mổ nhanh và hồi phục sau mổ sớm.
Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tắc ruột do bã thức ăn tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị tắc ruột do bã thức ăn từ 2019 đến 2021. Kết quả: Có 45 bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn và điều trị bằng phẫu thuật, tuổi trung bình là 64,82 ± 17,64 (14 – 98) tuổi, 42,2% là nam và 57,8% là nữ. 42,2% có tiền sử mổ củ, trong đó có 26,6% tiền sử mổ dạ dày. 44,4% có yếu tố thức ăn thuận lợi là ăn quả hồng. 100% đau bụng cơn, 91,1% có nôn, 95,6% bí trung đại tiện và 88,9% chướng bụng. 28,9% siêu âm ổ bụng xác định được bã thức ăn và CTscaner là 61,4% xác định được tắc ruột do bã thức ăn. 88,9% mổ mở và 11,1% mổ nội soi, 66,7% được tiến hành đẩy bã thức ăn xuống đại tràng. Thời gian phẫu thuật trung bình 59,40 ± 22,60 (45-112) phút. 8,9% có biến chứng sau mổ nhiễm trùng vết mổ, tắc ruột sớm và viêm phổi, không có trường hợp nào tử vong trong và sau mổ. Thời gian nằm viện trng bình 8,04 ± 1,82 (4-12) ngày. Kết luận: Phẫu thuật điều trị tắc ruột do bã thức ăn là phương pháp an toàn và hiệu quả, bệnh nhân hồi phục sức khỏe sớm, thời gian nằm viện ngắn.
Đặt vấn đề: Ung thư thực quản là một bệnh thường gặp của đường tiêu hóa. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị triệt căn hiệu quả nhất hiện nay. Sau khi cắt thực quản thì việc sử dụng dạ dày tạo hình thay thế đọan thực quản đã cắt là rất quan trọng và nó quyết định rất lớn đến thành công của phẫu thuật. Chúng tôi tiến hành phương pháp sử dụng toàn bộ dạ dày để thay thế đoạn thực quản đã cắt mà không thu nhỏ dạ dày lại thành ống như trước đây. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu trên nhóm bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật cắt thực quản và tạo hình thực quản thay thế bằng toàn bộ dạ dày. Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 chúng tôi thực hiện mổ nội soi cắt thực quản nạo vét hạch và tạo hình thực quản bằng toàn bộ dạ dày cho 6 bệnh nhân. Tất cả đều nam giới, độ tuổi trong khoảng từ 55 tuổi đến 65 tuổi, được chẩn đoán ung thư thực quản ngực đoạn 1/3 dưới. Thời gian tạo hình dạ dày để thay thế đoạn thực quản là từ 30 phút đến 45 phút. Không có tai biến trong mổ, 1 bệnh nhân chậm lưu thông dạ dày trong thời gian hậu phẫu. Kết quả tái khám sau mổ một tháng có 1 bệnh nhân bị trào ngược sau ăn. Sau mổ 3 tháng kết quả hoàn toàn tốt. Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy sử dụng toàn bộ dạ dày để thay thế đoạn thực quản đã cắt trong phẫu thuật điều trị ung thư thực quản cho kết quả tốt.
Mục tiêu: Nghiên cứu đặt điểm kỹ thuật thực hiện miệng nối tụy – hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến và khảo sát các biến chứng sau phẫu thuật và thái độ xử trí. Đối tượng và phương pháp: Gồm 87 bệnh nhân đượcthực hiện miệng nối tụy hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến sau phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 01/2012 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 59,5 ± 11,0 (18 - 83) và nam/nữ khoảng 2,1. Đau tức bụng hạ sườn phải hoặc quanh rốn là 66.7%, tắc mật 65,5%, ngứa 58,6% và sút cân 56,3% bệnh nhân. Ống tụy giãn (> 3 mm) là 60,9% và không giãn (≤ 3 mm) là 39,1% bệnh nhân, nhu mô tụy xơ hóa là 31,0% so với nhu mô tụy không xơ hóa là 69,0%. Dẫn lưu ống tụy chủ động ra da là 54,7%, không dẫn lưu ống tụy là 27,6% và dẫn lưu bên trong là 5,7% bệnh nhân. Truyền máu trong phẫu thuật 35,8%, số lượng trung bình 571,9 ± 251,0 (350 – 1350 ml) và thời gian phẫu thuật trung bình 280,8 ± 28,9 (220 – 335 phút). Biến chứng chung sau phẫu thuật là 26,4% bệnh nhân. Trong đó, rò tụy 2,3%, chảy máu 5,7%, viêm tụy cấp thoáng qua 13,2% , ứ trệ dạ dày 7,5%, rò miệng nối mật ruột 1,2% và tử vong sau phẫu thuật là 1,2%. Kết luận: Kỹ thuật thực hiện miệng nối tụy hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến dễ làm, an toàn và hiệu quả. Mặc dù biến chứng chung sau phẫu thuật vẫn còn cao nhưng các biến chứng rò tụy, chảy máu thấp và được kiểm soát khá tốt.
Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, các bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ từ 2018 đến 2022. Kết quả: Có 35 bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột sau mổ và điều trị bằng phẫu thuật nội soi, tuổi trung bình là 45,36 ± 18,63 (16-77) tuổi, trong đó 31,4% là nam và 68,6% là nữ giới. Số lần mổ bụng trung bình trước mổ là 1,29 ± 0,60 lần, 80% mổ bụng 1 lần và mổ cắt ruột thừa chiếm phần lớn chiếm 74,3%. Nguyên nhân gây tắc ruột chủ yếu là do dây chằng và dính, chiếm trên 80%. Có 8,6% phẫu thuật nội soi hỗ trợ. Thời gian mổ trung bình là 89,80 ± 24,80 (58-138) phút. Có 5,7% trường hợp có tai biến rách thanh cơ ruột non trong mổ và không có trường hợp nào gặp biến chứng sau mổ. Thời gian trung tiện sau mổ trung bình 2,44 ± 0,77 ngày, thời gian nằm viện trung bình 7,04 ± 1,51 ngày. Kết luận: Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ cho thấy đây là kỹ thuật an toàn và hiệu quả, đau ít, hồi phục sức khỏe sớm, thời gian nằm viện ngắn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.