Đặt vấn đề: Nâng mũi bằng chất làm đầy là một phương pháp tiêm phổ biến, có liên quan đến các biến chứng ở mắt. Kỹ thuật được khuyến cáo là đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm. Xem xét các trường hợp biến chứng thị giác được báo cáo, kỹ thuật phòng ngừa này có thể cần được điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn trong việc ngăn ngừa mù lòa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm động mạch lưng mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, bằng phương pháp phẫu tích 15 thi hài tại bộ môn Giải Phẫu Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả: trong số 15 khuôn mặt, 8 khuôn mặt có động mạch lưng mũi phân bố theo kiểu hai bên (chiếm 53%), 6 khuôn mặt có kiểu phân bố đám rối mũi với các động mạch nhỏ (chiếm 40%) và 1 khuôn mặt có kiểu phân bố động mạch lưng mũi trung tâm (chiếm 7%). Động mạch lưng mũi có nguồn gốc từ một trong bốn nguồn động mạch, ảnh hưởng đến vị trí và hướng đi của động mạch. Các nguồn này bao gồm: động mạch góc mắt ở 5 mặt (56%), động mạch góc mắt tận cùng ở 1 mặt (11%), động mạch mũi bên ở 2 mặt (22%) và động mạch góc ở 1 mặt (11%). Kết luận: Động mạch lưng mũi trung tâm chạy gần đường giữa được tìm thấy trong 7% tổng số trường hợp có thể làm cho phương pháp đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa các biến chứng ở mắt. Do đó, chúng tôi đề xuất điều chỉnh phương pháp dự phòng này thành đè ép hai bên lưng mũi kèm véo da vùng mũi.
Mục tiêu: Hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng tại Việt Nam, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2 và tăng tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu có mục tiêu xác định tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan ở người trưởng thành 18 – 69 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1424 đối tượng (791 phụ nữ) với tuổi trung bình là 44,9 ± 14,7. Các thông tin thu thập gồm tuổi, giới, thói quen hút thuốc, cân nặng, chiều cao, vòng eo, cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C, glucose và huyết áp. Hội chứng chuyển hóa được xác định khi có từ 3 trong 5 tiêu chí trở lên: béo bụng, tăng triglycerid, HDL-C thấp, tăng huyết áp, tăng đường huyết lúc đói. Kết quả: Tỷ lệ người trưởng thành mắc hội chứng chuyển hóa là 36,2% (95% KTC: 34,0 – 39,0). Nữ mắc hội chứng chyển hóa nhiều hơn nam (39,7% so với 31,9%). Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa có mối liên quan rõ rệt với tuổi tác và tình trạng thừa cân béo phì, ở nhóm 60 – 69 tuổi tỷ lệ mắc HCCH cao nhất 56,7% và ở nhóm BMI ≥ 30 tỷ lệ mắc HCCH lên đến 71,7%. Tuy nhiên ở nhóm 18 – 29 tuổi tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cũng chiếm 10,8%. Trong các thành tố chẩn đoán hội chứng chuyển hóa, tăng triglycerid máu chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,0% tiếp đến là giảm HDL-C 43,4%, tăng huyết áp 42,8%, béo bụng 38,4% và tăng glucose máu chiếm tỷ lệ thấp nhất 24,2%. Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc của hội chứng chuyển hóa tại thành phố Hồ Chí Minh đang gia tăng và cần có chiến lược can thiệp dự phòng cho người dân trong thời gian tới.
Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị nội trú và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 50 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa Nội tiết Bệnh viện Thống Nhất. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể BMI, albumin huyết thanh và đánh giá tổng thể chủ quan SGA. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân thừa cân-béo phì chiếm 34% và BMI <18,5 kg/m2 là 20%. Bệnh nhân có albumin < 35 g/L là 70%. Suy dinh dưỡng theo SGA chiếm 90%. Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với các bệnh lý-biến chứng, các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng và BMI. Phương pháp đánh giá theo SGA và albumin huyết thanh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p = 0,035. Kết luận: Suy dinh dưỡng là vấn đề rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường nội trú. Cần kết hợp thêm các phương pháp SGA và albumin để đánh giá tình trạng dinh dưỡng bên cạnh việc sử dụng BMI ở đối tượng này.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng tăng huyết áp (THA) tại cộng đồng, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (2019 – 2020). Phương pháp: mô tả ngang, phỏng vấn đối tượng, đo huyết áp; can thiệp truyền thông – giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) và đánh giá mức độ cải thiện về kiến thức, thực hành về phòng chống THA của người dân. Kết quả: Hiệu quả can thiệp (HQCT) về kiến thức đạt cao: biết cả 4 biểu hiện và 4 biến chứng của bệnh (345,6% và 799,1%), 6 hành vi nguy cơ (309,4%), 6 biện pháp phòng bệnh (672,3%), 3 biện pháp điều trị (530,0%). HQCT về thực hành và hành vi nguy cơ cải thiện rõ rệt: hoạt động thể lực thường xuyên (96,3%), giảm/bỏ hút thuốc lá (38,7%); hạn chế uống rượu/bia (16,6%); giảm ăn mặn (18,7%), bỏ thói quen tiêu thụ mỡ động vật (39,1%); giảm thừa cân – bép phì (46,5%); giảm tỷ số vòng eo/mông cao (49,9%)... Kết luận: Tỷ lệ người dân có kiến thức về dự phòng THA và thực hành giảm hành vi nguy cơ THA được cải thiện rõ rệt so với trước can thiệp.
Mục tiêu: Nhằm xác định tỉ lệ mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1.424 đối tượng từ 18 – 69 tuổi. Các thông tin được thu thập gồm tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, vòng eo, glucose và huyết áp. Kết quả: Tỉ lệ người trưởng thành mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường lần lượt là 8,6% và 15,5%, trong đó, tỉ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng chưa được chẩn đoán là 32%. Đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng dần theo độ tuổi và tình trạng BMI, chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm 50 – 59 tuổi và BMI ≥ 30 kg/m2. Tuổi từ 45 trở lên (OR=4,43; 95CI=2,52–7,78), tình trạng béo bụng (OR=2,82; 95%CI=1,70–4,68), tiền sử gia đình mắc đái tháo đường (OR=2,3; 95%CI=1,53 – 3,45) và đái tháo đường thai kỳ (OR=5,24; 95%CI=1,69 – 16,26) là các yếu tố có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường. Kết luận: Tỉ lệ đái tháo đường đang gia tăng tại TP.HCM và cần có những chiến lược can thiệp dự phòng cho người dân trong thời gian tới.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.