Tebuconazole được phân tán trong hỗn hợp polyethylene glycol (PEG) và nước theo một tỉ lệ xác định với sự hiện diện của dichloromethane (DCM). Hỗn hợp sau đó được làm bay hơi ở 40oC dưới áp suất 480 mbar để loại bỏ DCM và hình thành nanotebuconazole. Kích thước hạt nanotebuconazole được xác định trong khoảng 27 – 35 nm với kích thước trung bình là 29 nm bằng kĩ thuật tán xạ ánh sáng động (DLS) và kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ PEG:H2O 4:1 là thuận lợi nhất cho quá trình hình thành hạt nhũ nano. Các thử nghiệm in vitro bằng phương pháp MIC (minimum inhibitory concentration) chứng minh rằng dạng nanotebuconazole cho hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm mạnh gấp 2 lần dạng thương mại trên các chủng Ralstonia solanacearum, Fusarium ambrosium và Rhizoctonia solani và gấp 4 lần trên chủng Phytophthora capsici, với nồng độ ức chế tối thiểu lần lượt là 50 ppm và 25 ppm. Chế phẩm nanotebuconazole được đánh giá chất lượng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn Việt Nam 9482:2012 (TCVN 9482:2012).
Một phương pháp phân tích siêu vết arsenic vô cơ (iAs) trong nước được thực hiện thành công bằng phương pháp phổ khối plasma ghép cặp cảm ứng cao tần (ICP-MS) kết hợp kĩ thuật chiết pha rắn (SPE) sử dụng vật liệu ZIF-8 làm vật liệu hấp phụ cho quá trình làm giàu mẫu. Giới hạn phát hiện của phương pháp (LOD) cho kết quả 0,5 pg/mL với hệ số làm giàu 20 lần. ZIF-8 trong nghiên cứu này được tổng hợp bằng phương pháp nhiệt dung môi và đặc trưng cấu trúc vật liệu được kiểm tra bằng các phương pháp phân tích hiện đại bao gồm nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại biến đổi fourier (FT-IR), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phương pháp Brunauer-Emmett-Teller (BET). Quá trình hấp phụ động qua cột SPE và giải hấp phụ bằng phương pháp lắc chiết được áp dụng cho quá trình làm giàu mẫu cho hiệu suất thu hồi của iAs trên 85%. Vật liệu ZIF-8 còn cho thấy khả năng thu hồi và tái sử dụng nhiều lần với hoạt tính và cấu trúc được duy trì tương đối ổn định.
Trong nghiên cứu này, nanodifenoconazole (NDifen) được tổng hợp bằng phương pháp nhũ hóa năng lượng thấp sử dụng hỗn hợp methyl ester tổng hợp từ dầu thực vật thải làm pha phân tán trong môi trường nước. NDifen tổng hợp có kích thước hạt trung bình nhỏ hơn 100 nm, được xác định bằng các phương pháp phân tích hiện đại bao gồm: tán xạ ánh sáng động (DLS) và kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Độ bền nhũ được đánh giá trong 3 tháng, với hàm lượng hoạt chất duy trì trên 95%, được xác định bằng kĩ thuật sắc ký khí đầu dò ion hóa ngọn lửa (GC-FID). Các thử nghiệm in vitro trên các chủng nấm gây bệnh hại cây trồng cho thấy hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm rất tốt vượt trội hơn từ 2 – 3 lần so với dạng thương mại. Hiệu quả ức chế khoảng 80% đối với Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Fusarium ambrosium tại nồng độ 500 ppm trong khi dạng thương mại chỉ khoảng 60%. Do đó, NDifen sẽ là một ứng cử viên tiềm năng trong ngành nông dược hiện đại trong tương lai.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.