Báo cáo chuyên đề 262 © 2020 Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) Nội dung trong ấn phẩm này được cấp quyền bởi Giấy phép bản quyền Ghi nhận công của tác giả -Phi thương mại, không chỉnh sửa, thay đổi hay phát triển -Không phát sinh 4.0. http://creativecommons.org/ licenses/by-nc-nd/4.0/
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn khứu giác ở bệnh nhân COVID -19 thể nhẹ, vừa tại Bệnh viện COVID-19 số 1 Thái Nguyên. Phương pháp: mô tả, chọn mẫu toàn bộ, thu được 1200 bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ và vừa điều trị nội trú tại bệnh viện. Xử lý số liệu bằng toán thống kê. Kết quả: Bệnh nhân nam 53,67%, tuổi trung bình 42,22 ± 4,33, sốt 63,75%. Đau người, đau khớp 54,75%; đau khớp, mệt nhọc 57,42%. Ho 29,59%; hắt hơi, sổ mũi 42,17 %; rối loạn khứu giác 51,75%, có rale 31,92%. Bất thường trên X-quang 22,67%, bất thường ở công thức máu: giảm số lượng bạch cầu 38,75%; tăng bạch cầu hạt trung tính 26,75%; giảm bạch cầu Lympho 72,08%; CRP tăng 62,67%. Kết luận: các yếu tố: tuổi, triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, có rales ở phổi, triệu chứng cận lâm sàng: công thức máu, tăng protein phản ứng C có liên quan đến triệu chứng rối loạn vị, khứu giác ở bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ và vừa.
Đặt vấn đề: Phương pháp gây tê tủy sống đơn thuần có những ưu điểm nổi bật , tuy nhiên tỉ lệ tụt huyết áp ở bệnh nhân cao tuổi trong phẫu thuật thay khớp háng khá cao, từ 40 - 46,67%. Sử dụng thuốc vận mạch dự phòng và điều trị tụt huyết áp trong mổ là một biện pháp vừa hạn chế được lượng dịch truyền cũng như có thể sử dụng đủ liều thuốc tê, đặc biệt là khi kết hợp bù dịch keo và sử dụng thuốc vận mạch dự phòng và điều trị tụt huyết áp. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện với mục tiêu đánh giá tác dụng dự phòng giữa hai nhóm có và không có sử dụng liều dự phòng phenylephrine trong gây tê tủy sống ở phẫu thuật thay khớp háng trên bệnh nhân cao tuổi. Đối tượng, phương pháp: 100 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) được tiến hành phẫu thuật thay khớp háng theo kế hoạch, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm có sử dụng liều dự phòng 50 mcg phenylephrine và không sử dụng liều dự phòng phenylephrine. Phương pháp được thực hiện là nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ tụt huyết áp ở hai nhóm dùng liều dự phòng và không dùng liều dự phòng bằng phenylephrine là 52% và 56% (p = 0.548). Số lần dùng thuốc điều trị tụt huyết áp và liều dùng ở 2 nhóm tương đương nhau. Kết luận: Liều dự phòng phenylephrine không làm giảm tỷ lệ tụt huyết áp sau gây tê tủy sống trong phẫu thuật thay khớp háng ở bệnh nhân cao tuổi. ABSTRACT ASSESSMENT THE PREVENTIONS EFFECTS OF PHENYLEPHRINE IN SPINAL ANESTHESIA FOR HIP REPLACEMENT SURGERY ON ELDERLY PATIENTS Vo Hoang Phu1,2, Nguyen Thanh Xuan1, Nguyen Viet Quang Hien1,3 Background: The method of spinal anesthesia alone has outstanding advantages, but the rate of hypotension in elderly patients in hip replacement surgery is quite high, from 40 to 46.67%. The use of vasopressors to prevent and treat hypotension during surgery is a measure that both limits the amount of fluid as well as can use a sufficient dose of local anesthetic, especially when combining colloidal replacement and drug use. vasopressor for prevention and treatment of hypotension. Our study was conducted with the aim of evaluating the prophylactic effect between two groups with and without the use of prophylactic doses of phenylephrine in spinal anesthesia in hip replacement surgery in elderly patients. Methods: 100 elderly patients (≥ 60 years of age) undergoing planned hip replacement surgery were randomly divided into two groups with and without a prophylactic dose of 50 mcg phenylephrine. The method used is a cross - sectional descriptive study. Results: The rate of hypotension in the two groups receiving prophylactic and non- prophylactic doses of phenylephrine was 52% and 56% (p = 0.548). The number of using antihypertensive drugs and the dose in the 2 groups were similar. Conclusions: Prophylactic doses of phenylephrine can’t reduction in the rate of hypotension after spinal anesthesia in hip replacement surgery in elderly patients.
Đặt vấn đề: Acid kojic là một tác nhân được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm làm trắng da. Acid kojic là một chất chuyển hóa thứ cấp có trong một số loài nấm thuộc chi Aspergillus. Nghiên cứu gần đây đã xác định kojA là một gen đóng vai trò quan trọng trong con đường sinh tổng hợp acid kojic ở Aspergillus oryzae. Mục đích: Dự đoán độ tan của protein KojA nhằm thiết kế plasmid mang gen tái tổ hợp phù hợp có khả năng tạo protein dạng tan trong Escherichia coli. Phương pháp: Xây dựng mô hình tương đồng mô phỏng cấu trúc của KojA bằng SWISS-MODEL. Tiếp theo sử dụng ba công cụ Protein-Sol, SOLart và SoDoPE để dự đoán khả năng tan in silico của KojA, bao gồm khả năng tan khi dung hợp với các tag. Kết quả: Cả ba công cụ đều cho kết quả dự đoán KojA kém tan. Theo SoDoPE độ tan có thể cải thiện khi gắn thêm các tag như MBP, SUMO. Kết luận: Nghiên cứu đã dự đoán khả năng hoà tan của KojA và đề xuất thiết kế gen tái tổ hợp ở dạng dung hợp với tag SUMO với gen kojA được tối ưu hoá codon để biểu hiện trên E. coli.
Đặt vấn đề: Bệnh viêm da cơ địa là một đáp ứng viêm đặc biệt của da đối với cả hai yếu tố nội và ngoại sinh. Các yếu tố ngoại sinh bao gồm: Khí hậu, môi trường, hóa chất, ánh sáng tia cực tím mặt trời, mỹ phẩm, thực phẩm... Các yếu tố nội sinh như: di truyền, rối loạn tiêu hóa mạn tính, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng nội tiết. Viêm da cơ địa là gánh nặng về tâm lý, xã hội cho bản thân và gia đình người bệnh. Các chỉ số sinh học trên da của người mắc bệnh viêm da cơ địa có khác biệt so với người bình thường. Mục tiêu: Mô tả một số chỉ số sinh học trên da của bệnh nhân viêm da cơ địa và xác định mối tương quan giữa các chỉ số sinh học này với các giai đoạn lâm sàng của bệnh viêm da cơ địa. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp nghiên cứu mô tả và mô tả tương quan trên 30 người bệnh viêm da cơ địa, có đối chứng (n= 30). Kết quả: Định lượng một số chỉ số sinh học trên da của bệnh nhân viêm da cơ địa bằng phương pháp đo trên máy phân tích lượng tử cộng hưởng từ cho thấy có hiện tượng rối loạn một số chỉ số (tăng hoặc giảm) so với người bình thường. Các chỉ số sinh học trên da ở bệnh nhân viêm da cơ địa tăng gổm: chỉ số miễn dịch da tăng 63,3% (3,91 ± 1,62), gốc tự do 53,3% (3,91 ± 1,83), mất độ ẩm da 60,0% (4,94 ± 1,55), mỡ 80,0% (25,42 ± 4,81), sừng da 83,3% (2,30 ± 0,55), melanin 96,7% (0,60 ± 0,15); Các chỉ số giảm: collagen giảm 90,0% (3,20 ± 0,89), đàn hồi da 50,9% (2,30 ± 0,69); Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p<0,05,... và p<0,05). Có mối tương quan thuận giữa chỉ số giãn mao mạch da với các giai đoạn lâm sàng (tương ứng với các mức độ từ nhẹ,...đến nặng) ở bệnh nhân viêm da cơ địa (R = 0,44, với p<0,05). Kết luận: Có hiện tượng tăng một số chỉ số sinh học như miễn dịch da, gốc tự do, mất độ ẩm da, mỡ da, sừng da, melanin và giảm ở một số chỉ số: collagen, đàn hồi da; Có mối tương quan thuận giữa chỉ số giãn mao mạch da với các giai đoạn lâm sàng trên bệnh nhân viêm da cơ địa
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.