Nghiên cứu nhằm đánh giá sự tích lũy carbon trong đất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia mũi Cà Mau. Mẫu đất được thu ở 5 tầng có độ dày đều nhau là 20 cm. Các chỉ tiêu được phân tích: dung trọng, pH, độ dẫn điện (EC), độ mặn, chất hữu cơ (CHC), hàm lượng carbon (C). Dung trọng biến động giảm dần theo độ sâu và không khác biệt giữa các tầng và giữa 3 trạng thái rừng. pH giữa các tầng và 3 trạng thái rừng đều không khác biệt và nằm trong khoảng trung tính. EC có xu hướng tăng dần theo độ sâu và có khác biệt giữa các tầng và giữa 3 trạng thái rừng. Độ mặn biến động không đều và tăng dần theo độ sâu, và có khác biệt giữa các tầng và giữa 3 trạng thái rừng. Chất hữu cơ biến động không đều, phần lớn có xu hướng giảm theo độ sâu. Hàm lượng carbon tích tụ giảm dần theo độ sâu và hầu hết không khác biệt giữa các độ sâu và 3 trạng thái rừng. Dung trọng và chất hữu cơ có tương quan chặt với hàm lượng carbon.
Xâm nhập mặn năm 2016 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre cả vùng chưa từng, ít và thường xuyên bị xâm nhập mặn. Vì vậy, nghiên cứu đã đánh giá thay đổi thu nhập của hộ trồng măng cụt từ các hoạt động thích ứng xâm nhập mặn và kinh tế thông qua phỏng vấn 196 hộ trồng măng cụt của tỉnh Bến Tre vào tháng 3/2019. Hộ trồng măng cụt đã chuyển một phần hay toàn bộ diện tích măng cụt sang cây trồng khác (42%). Việc chuyển đổi này đã làm tăng thu nhập cho các hộ trồng măng cụt từ 63 đến 116% và thu nhập từ trồng trọt tăng 79 – 143% năm 2018. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây trồng quá nhanh có khả năng ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chuyển đổi ở các năm tiếp theo. Các hộ trồng măng cụt cần tiếp thu kiến thức về tiếp cận thị trường và kỹ thuật canh tác cho cả cây măng cụt và cây trồng mới để thích ứng với xâm nhập mặn và tăng thu nhập.
Điều kiện khô hạn trong giai đoạn 2015 - 2019 được đánh giá trong nghiên cứu nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Các dữ liệu về điều kiện thời tiết được thu thập tại Đài Khí tượng Thủy văn Bến Tre; phương pháp nội suy IDW (Inverse Distance Weighted) được áp dụng để xây dựng bản đồ khô hạn; mức độ ảnh hưởng của khô hạn được đánh giá dựa vào chỉ số SPI (Standardized Precipitation Index). Kết quả nghiên cứu cho thấy Bến Tre có 4 vùng hạn theo các mức độ nặng, trung bình, nhẹ và không hạn. Mức độ hạn nặng và trung bình cao nhất năm 2015, 2016; các năm còn lại hạn ở mức nhẹ. Tuy nhiên, diện tích khô hạn năm 2019 là cao nhất và giảm dần theo năm 2017, 2016, 2015, 2018. Khô hạn đã và đang ảnh hưởng đến các mô hình canh tác nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre. Vì vậy, nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của khô hạn đến sản xuất nông nghiệp, có những định hướng sử dụng đất hợp lý và bền vững trong điều kiện ở tỉnh Bến Tre là cần thiết.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến các mô hình canh tác tại tỉnh Bến Tre. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) được áp dụng để xác định các yếu tố, và phỏng vấn 9 chuyên gia để đánh giá sự tác động của các yếu tố. Kết quả đã xác định được 4 yếu tố chính và 16 yếu tố phụ. Trong các yếu tố chính, yếu tố con người có trọng số cao nhất, kế đến là chính sách, kinh tế và thấp nhất là điều kiện tự nhiên. Trong các yếu tố phụ về điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng do mặn có trọng số cao nhất và ảnh hưởng do đất có trọng số thấp nhất. Trong các yếu tố phụ về chính sách, chính sách sử dụng đất có trọng số cao nhất và hỗ trợ khoa học kỹ thuật là thấp nhất. Trong các yếu tố phụ kinh tế, khả năng tài chính có tác động cao nhất là khả năng tài chính nông hộ và thấp nhất là hiệu quả đồng vốn. Trong các yếu tố phụ con người, trình độ học vấn có trọng số cao nhất và thấp nhất là nguồn lực lao động. Đánh giá toàn cục cho thấy yếu tố trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách hỗ trợ tài chính và chính sách sử dụng đất có trọng số tác động cao nhất, còn thị trường, ảnh hưởng do lũ và ảnh hưởng do hạn là thấp nhất.
Đặt vấn đề: Sinh non là một vấn đề sức khỏe tạo ra gánh nặng về chi phí y tế toàn cầu. Các biện pháp dự phòng sinh non được khuyến khích bao gồm đặt vòng nâng cổ tử cung (CTC) và progesterone âm đạo, có thể góp phần giảm tỷ lệ trẻ sinh non và tỷ lệ trẻ tử vong. Mục tiêu: Đánh giá chi phí-hiệu quả của can thiệp đặt vòng nâng CTC và progesterone trong dự phòng sinh non trên đối tượng đơn thai có CTC ngắn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu của các trường hợp đơn thai ≥18 tuổi; chiều dài CTC <25 mm; tuổi thai 16-22 tuần tại bệnh viện Mỹ Đức năm 2021. Số liệu được xử lý và tổng hợp vào Excel, sau đó phân tích bằng phần mềm R. Kết quả: Trong 208 đối tượng đạt tiêu chuẩn lựa chọn, có 106 thai phụ được chỉ định đặt vòng nâng CTC, các trường hợp còn lại sử dụng liệu pháp progesterone. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm cơ bản; chi phí trung bình trong giai đoạn sinh, xét nghiệm sàng lọc, thuốc sử dụng, chi phí nằm viện giữa hai nhóm can thiệp. Thai phụ trong mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 31,1±4,3 tuổi, chiều dài trung bình CTC là 23,1±2,6 mm, và chỉ số BMI trung bình là 21,6±3,1 kg/m2. Tổng chi phí trực tiếp ở nhóm đặt vòng nâng CTC thấp hơn 143,7 triệu đồng so với nhóm progesterone. Tổng chi phí trực tiếp y tế trung bình và xác suất không sinh non ở nhóm đặt vòng nâng CTC lần lượt là 33,6±6,2 triệu đồng và 0,915; ở nhóm progesterone 36,3±6,6 triệu đồng và 0,931. Giá trị ICER của can thiệp progesterone so với đặt vòng nâng CTC là 170,0 triệu đồng / 1 ca không sinh non tăng thêm. Can thiệp vòng nâng cổ tử cung đạt chi phí-hiệu quả chỉ khi ngưỡng chi trả dao động từ 0-126 triệu đồng. Kết luận: Đặt vòng nâng cổ tử cung có thể được xem là một lựa chọn có hiệu quả về chi phí trong phòng ngừa sinh non ở đối tượng đơn thai có cổ tử cung ngắn nếu không có khả năng xảy ra biến chứng vì có chi phí thấp hơn và hiệu quả thấp hơn không đáng kể với can thiệp progesterone. Can thiệp progesterone có chi phí cao hơn và hiệu quả cao hơn can thiệp vòng nâng CTC trong dự phòng sinh non ở đối tượng đơn thai. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thêm bằng chứng khoa học để hỗ trợ trong quá trình đưa ra quyết định chọn loại can thiệp.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.