Đặt vấn đề: Tiền sản giật là một tình trạng bệnh lý toàn thân rất phức tạp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi xảy ra trong giai đoạn mang thai. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu là 109 trường hợp tiền sản giật được nhập viện tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019. Kết quả: Có 46,79% huyết áp ≥160/110 mmHg và 44,04% huyết áp 150/100mmHg. Triệu chứng nặng là nhức đầu, đau thượng vị, nhức đầu kèm yếu tố khác như mờ mắt hoặc đau thượng vị. Có 48,57% trường hợp có biến chứng cho mẹ và thai nhi. Tuổi thai trung bình là 36,95 ± 3,24 tuần; có 57,14% ở tuổi thai 37- 40 tuần. Protein niệu là 1095,24 ± 913,98 mg/dl. Có 47,77% có 44,04% trường hợp hợp có protein niệu là 0,5 gram đến 1 gram trong 24 giờ. Tiểu cầu là 228.000/mm3± 55.000/mm3. Tiểu cầu < 100.000/mm3 là 1,83%. Kết quả điều trị: Tỷ lệ mổ lấy thai là 94,5%, với chỉ định chấm dứt thai kỳ là tiền sản giật kèm theo yếu tố bất thường như thiểu ối, thai quá ngày, con quý, thai suy dinh dưỡng bào thai chiếm 79,36%; trọng lượng trẻ là 2691,429± 753,66 gram; có 15,6% trẻ ≤ 2000gram và 14,68% trẻ từ 2000 đến 2500 gram. Kết luận: Biến chứng của tiền sản giật đang có xu hướng tăng; điều trị chủ yếu là phẫu thuật mổ lấy thai.
Đặt vấn đề: Nguyên tắc điều trị thoát vị bẹn gián tiếp ở trẻ em là cột ống phúc tinh mạc. Với sự ra đời của phẫu thuật nội soi, xu hướng bắt đầu chuyển sang áp dụng các kỹ thuật nội soi điều trị thoát vị ở trẻ em. Phẫu thuật nội soi khâu lỗ bẹn sâu hoàn toàn ngoài phúc mạc bằng kim qua da là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tránh tổn thương thừng tinh và bó mạch tinh hoàn dưới sự kiểm soát của nội soi. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị bẹn ở trẻ em; 2) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em bằng kim xuyên qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 101 trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang từ 2020 - 2022. Kết quả: Trong 101 bệnh nhân thoát vị bẹn gián tiếp, có 89 (88,1%) nam và 12 (11,9%) nữ. Độ tuổi dao động từ 2 tuổi đến 15 tuổi. Có 86 (85,1%) trường hợp vào viện vì khối phồng vùng bẹn. Thăm khám sờ chạm khối thoát vị ở 77 (76,2%) trường hợp. Thời gian mổ trung bình là 5,8 phút đối với trường hợp một bên và hai bên là 9,3 phút. Tất cả các trường hợp đều không ghi nhận tai biến trong mổ. Có 27,3% (13/101) các trường hợp phát hiện thoát vị đối bên. Trong thời gian theo dõi, ghi nhận có 1 trường hợp tái phát (1%). Không có biến chứng tại vết mổ hoặc thoát vị rốn. Không ghi nhận teo tinh hoàn. Kết luận: Phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kim xuyên qua da nên được áp dụng một cách thường quy với kết quả tương đương hoặc tốt hơn so với mổ mở. Các ưu điểm của kỹ thuật bao gồm: kỹ thuật đơn giản, thời gian mổ ngắn, kiểm tra được lỗ bẹn sâu hai bên, các vết mổ hầu như rất nhỏ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhóm nguy cơ cao TSG theo thuật toán FMF của các thai phụ tuổi thai 11 - 13+6 tuần đến khám thai, đánh giá kết quả chẩn đoán và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 1.087 thai phụ tại thời điểm thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám sàng lọc quý I và theo dõi thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Kết quả: Có 1087 sản phụ được tầm soát TSG trong quý I thai kỳ, trong đó có 567 trường hợp tầm soát phát hiện có nguy cơ cao TSG. Trong đó có 264 trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành TSG < 37 tuần (46,6%), 87 trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành TSG < 34 tuần (15,3%). Trong thời gian theo dõi có 43 trường hợp tiến triển th TSG (3,95%). Tiền sử mang thai bị TSG - SG, gia đình có người mang thai bị TSG - SG, tuổi mẹ ≥ 35 tuổi và các bệnh lý gồm tăng HA mạn tính, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thận mạn tính là các yếu tố nguy cơ TSG. Tỷ lệ bị TSG ở nhóm có HATB ≥ 95 mmHg cao hơn ở nhóm không bị TSG gấp khoảng 10 lần (OR 9,9, khoảng tin cậy 95% 4,8 - 20,2). Các giá trị UtA-PI tại thời điểm 11 - 13+6 tuần cao hơn ở nhóm thai kỳ xuất hiện TSG so với nhóm thai kỳ không bị TSG. Nguy cơ TSG cao gấp 7 lần (OR 6,6 khoảng tin cậy 95% 3,1 - 14,0). Tỷ lệ bị TSG ở nhóm có chỉ số PlGF ≤ 20 pg/ml cao hơn ở nhóm không bị TSG. Nguy cơ TSG cao gấp 7 lần (OR 7,1 khoảng tin cậy 95% 3,4 - 14,7). Kết luận: Tầm soát nguy cơ tiền sản giật thường quy bằng thuật toán FMF cho tất cả thai phụ đến khám ở tuổi thai 11 - 13 tuần 6 ngày, từ đó có kế hoạch quản lý và điều trị dự phòng bằng aspirine liều thấp mỗi ngày sau tam cá nguyệt thứ nhất.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.