Đặt vấn đề: Sinh viên các trường y dược đã đóng góp rất lớn vào công tác phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, trải nghiệm của sinh viên khi tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả trải nghiệm của sinh viên khi tham gia phòng chống dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 23 sinh viên đã từng tham gia phòng chống COVID-19 của một Trường Đại học Y Dược công lập ở thành phố Đà Nẵng được lựa chọn để phỏng vấn sâu. Số liệu được phân tích bằng phương pháp phân tích nội dung. Kết quả: Tham gia phòng chống dịch COVID-19 giúp sinh viên gia tăng hiểu biết về chuyên môn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, tăng sự tự tin và trưởng thành của bản thân, xây dựng nhiều mối quan hệ, có sự đồng cảm hơn với người dân. Bên cạnh đó, sinh viên cũng bày tỏ các khó khăn khi tham gia tình nguyện, chủ yếu là sự không hợp tác của người dân. Các khó khăn khác gồm điều kiện sinh hoạt và làm việc thiếu thốn, tâm lý lo sợ nhiễm bệnh, sự hiểu nhầm và phối hợp chưa hiệu quả của địa phương, sự kỳ thị của người dân địa phương. Kết luận: Sự hỗ trợ của nhà trường và địa phương là cần thiết để giúp sinh viên đóng góp hiệu quả nhất vào các hoạt động tình nguyện.
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến quyết định tham gia tình nguyện phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 1327 sinh viên chính quy tại Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022. Sinh viên được khảo sát qua Google Form bằng bộ câu hỏi tự điền, được phát triển bởi nhóm nghiên cứu dựa trên tổng quan y văn. Thống kê mô tả và phép kiểm T-test/Mann-Whitney U-test được sử dụng để phân tích số liệu với mức ý nghĩa p < 0,05. Kết quả: 24,6% sinh viên đã từng tham gia tình nguyện phòng chống COVID-19. Có 8 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên, đó là cơ hội học hỏi, giúp tự tin hơn, tự hào khi được đóng góp, mong muốn hỗ trợ nhân viên y tế, cơ hội giao lưu, có thời gian rảnh, được sự kêu gọi, sẽ được tuyên dương. Kết luận: Quyết định tham gia tình nguyện phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các chương trình tình nguyện nên lưu ý những yếu tố này để gia tăng sự tham gia của sinh viên vào công tác phòng chống dịch bệnh.
Mục tiêu : Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm đánh giá chủ quan tổng thể SGA (Subjective Global Assessment) và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021, áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Tổng cộng có 400 người bệnh nhập viện điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim Mạch – Lão Học Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh tham gia vào nghiên cứu. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng lúc nhập viện theo thang điểm SGA là 56.7%. Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng phân bố nhiều ở nhóm tuổi ≥ 60, chiếm 46%. Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng thuộc nhóm có trình độ học vấn ở cấp 2 chiếm tỷ lệ 22.2%. Người bệnh có thu nhập thấp có tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng 30.5%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng phải kể đến hàng đầu là tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập (p< 0.05). Tuổi càng cao có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn (p < 0.05; r = 0.349). Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy người bệnh nhập viện tại Khoa Nội Tim Mạch – Lão Học có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp/ vừa, các yếu tố liên quan gồm tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập bình quân.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp giảng dạy mô phỏng trong việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bán thực nghiệm có đánh giá trước sau tiến hành trên 173 sinh viên điều dưỡng hệ chính quy năm thứ 2 tham gia khóa học thực hành tiền lâm sàng Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh Nội Ngoại khoa I bằng phương pháp mô phỏng mức độ trung bình trong thời gian từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022. Thang đo Kỹ năng giải quyết vấn đề cá nhân (Personal Problem-Solving Inventory) được sử dụng để đo lường kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên với tổng điểm càng thấp tương ứng kỹ năng giải quyết vấn đề càng tốt. Thống kê mô tả và phép kiểm Pair sample t-test được sử dụng để phân tích số liệu với mức ý nghĩa p < 0,05. Kết quả: Điểm trung bình của thang đo Kỹ năng giải quyết vấn đề cá nhân sau khóa học mô phỏng (M = 127,24 ± 12,11) thấp hơn so với trước khóa học (M = 131,59 ± 16,88) tương ứng với kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên sau khóa học tốt hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (t172 = 2,85; p = 0,005). Kết luận: Phương pháp giảng dạy mô phỏng có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên điều dưỡng do đó nên được áp dụng trong chương trình đào tạo điều dưỡng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.