Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm Y tế Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 193 người bệnh tăng huyết áp từ 20 tuổi trở lên được cân đo chiều cao, vòng eo, vòng mông và đánh giá khẩu phần ăn 24h. Kết quả: Chỉ số BMI trung bình của nam giới và nữ giới tương ứng là 22,5 ± 3,1 (kg/m2) và 22,8 ± 3,6 (kg/m2). Tỷ lệ người bệnh thiếu năng lượng trường diễn là 15,5%. Tỷ số vòng eo/ vòng mông trung bình của nam là 0,89 ± 0,1; nữ là 0,86 ± 0,1. Tỷ lệ người bệnh có khẩu phần ăn không đạt năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị là 74,1%. Lượng Natri tiêu thụ trung bình là 2777,1 ± 151,9mg/ngày. Kết luận: Người bệnh tăng huyết áp thiếu năng lượng trường diễn phân loại theo BMI chiếm tỷ lệ thấp. Lượng natri tiêu thụ của người bệnh tăng huyết áp vẫn ở ngưỡng cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch học Hoa Kỳ năm 2017 cho người bệnh tăng huyết áp.
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em không chỉ trong thời ấu thơ mà còn ảnh hướng đến sự phát triển và sức khỏe ở tuổi trưởng thành. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi tại phòng khám - tư vấn dinh dưỡng và tiêm chủng, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 394 trẻ trong độ tuổi 6-23 tháng tuổi tại phòng khám – tư vấn dinh dưỡng và tiêm chủng, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (YHDP&YTCC). Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi 13,2%, gầy còm 9,4%, nhẹ cân 11,2%, tỷ lệ thừa cân béo phì (TCBP) 5,8%. Tỷ lệ SDD có xu hướng tăng dần trong độ tuổi 6-23 tháng tuổi. Trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ cao mắc SDD thấp còi hơn trẻ sinh đủ cân, tình trạng SDD gầy còm và thấp còi với tuần thai khi sinh, trẻ sinh non. Kết luận: Tỷ lệ SDD tăng lên theo các nhóm tuổi trong nghiên cứu. Tình trạng cân nặng sơ sinh có liên quan tới tình trạng SDD thấp còi và tuổi thai khi sinh có liên quan tới tình trạng SDD gầy còm và nhẹ cân.
Mục tiêu: mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh COVID-19 điều trị tại Đơn vị điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 người bệnh COVID-19 từ 18 tuổi trở lên được đo cân nặng, ghi khẩu phần 24h và theo dõi khẩu phần ăn trong quá trình điều trị. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có khẩu phần ăn giảm về năng lượng so với ngày đầu nhập viện là 55,5%. Sau 5 ngày điều trị, mức năng lượng của người bệnh đạt 68 – 86,8% so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN), protein đạt 50 – 66,7% so với NCKN. Số bữa ăn trung bình là 3,7 bữa/ngày. Tỷ lệ người bệnh có giảm cân tại thời điểm ra viện là 57,3%, khối lượng giảm trung bình là 1,9 ± 0,3 kg. Kết luận: Vẫn còn một tỷ lệ nhất định người bệnh chưa được nuôi dưỡng đủ theo nhu cầu khuyến nghị và dẫn tới nguy cơ sụt cân sau một thời gian nằm viện điều trị COVID-19. Vì vậy cần có kế hoạch can thiệp và theo dõi dinh dưỡng trong suốt quá trình nằm viện cũng như sau khi người bệnh ra viện để thúc đẩy nhanh hơn quá trình hồi phục của người bệnh.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng đảm bảo dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến đảm bảo dinh dưỡng cho các bệnh nhân được chăm sóc cấp I tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân Y 354. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 185 bệnh nhân được chăm sóc cấp I tại Bệnh viện Quân Y 354. Kết quả: Chỉ có 42,2% NB được đảm bảo đủ năng lượng, còn lại 57,8% NB không được đảm bảo nhu cầu về năng lượng so với nhu cầu. Nhóm BN có tổn thương kết hợp chỉ có 10,2% được cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng. Nhóm có ngày CSCI > 20 ngày có 51,6% được cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng. NB được nuôi dưỡng bằng cả hai đường kết hợp có tỷ lệ đảm bảo đủ năng lượng là 38,8%. Giới tính, số ngày có chỉ định CSCI, tình trạng có hay không có các tổn thương kết hợp, được nuôi dưỡng kết hợp cả hai đường nuôi dưỡng TM và TH là những yếu tố có liên quan tới thực trạng đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh. Trong đó những bệnh nhân có tổn thương có nguy cơ bị thiếu hút dinh dưỡng cao gấp 10,1 lần so với nhóm không bị tổn thương, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy không chứa giá trị 1. Kết luận: Tỷ lệ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh được chăm sóc cấp I còn thấp
Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 73 đối tượng trên 18 tuổi được chấn đoán mắc bệnh gút theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015 (Hội Thấp khớp học Hoa Kì và Liên đoàn phòng chống thấp khớp Châu Âu), trong thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5,5% bệnh nhân có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể < 18,5), 53,4% bệnh nhân có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Những đối tượng mắc bệnh mạn tính không lây đi kèm có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với những đối tượng không mắc bệnh (OR = 7,4). Khi đánh giá theo phương pháp SGA, có 15,0% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ đến vừa (SGA-B), trong đó bệnh nhân nội trú chiếm tỉ lệ cao hơn so với bệnh nhân ngoại trú (31,6% so với 9,3%). Những người bệnh có trên 10 đợt gút cấp/năm có nguy cơ suy dinh dưỡng lớn hơn (OR = 5,6), theo phương pháp SGA.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.