Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có tỷ lệ từ 25% đến 80% ở người bệnh có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và điều trị dinh dưỡng bằng chế độ giàu lipid trên từng người bệnh cho thấy hiệu quả giảm độ nặng của đợt cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tính giá trị của các công cụ đo và hiệu quả điều trị trên người bệnh có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 65 đối tượng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 08/2022 đến 03/2023. Kết quả: Tỷ lệ SDD trên bệnh nhân đợt cấp COPD theo SGA là 84,6%. Công cụ SGA ghi nhận có mức độ đồng thuận thấp với BMI (Kappa=0,27; p<0,05) và rất thấp Albumin (Kappa= 0,13; p=0,03). Đối với đánh giá dinh dưỡng, nghiên cứu ghi nhận được hiệu quả sau điều trị ở sức cơ (HQĐT: 24,3%; p<0,05), PreAlbumin (HQĐT 21,5; p=0,02); giảm chỉ số CRP (HQĐT: 70,2%; p<0,05). Kết luận: SDD có tỷ lệ cao ở những người có đợt cấp COPD. Điều trị dinh dưỡng ngắn ngày tại bệnh viện trên những đối tượng này sẽ làm cải thiện về sức cơ, yếu tố đánh giá tình trạng viêm CRP và PreAlbumin huyết thanh.
Xanthone có nhiều tác dụng sinh học khác nhau, bao gồm các đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, gây độc tế bào và ức chế ung thư. α-glucosidase là enzym đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate thành glucose, gây tăng đường huyết trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng ức chế enzym α-glucosidase của 133 hợp chất xanthone định hướng điều trị đái tháo đường bằng phương pháp docking phân tử. Kết quả thu được 4 hợp chất có tiềm năng nhất là mangostanol, isonormangostin, cudraxanthone B và isojacareubin. Vì vậy, đây là các hợp chất có tiềm năng trở thành thuốc điều trị đái tháo đường trong tương lai và cần được nghiên cứu sâu hơn.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị mất ngủ không thực tổn thể tâm tỳ hư bằng phương pháp phúc châm kết hợp bài “Quy tỳ thang”. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị có đối chứng. 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị bằng phúc châm kết hợp uống bài “Quy tỳ thang”, nhóm chứng uống bài “Quy tỳ thang”. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, thời lượng giấc ngủ tăng từ 3,25 ± 0,79 lên 6,63 ± 0,52 (giờ), thời gian đi vào giấc ngủ giảm từ 74,00 ± 14,28 xuống 26,51 ± 9,01 (phút), tổng điểm PSQI giảm từ 15,77 ± 1,69 xuống 3,77 ± 1,19 (điểm) (p < 0,01). Hiệu quả điều trị ở nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Phúc châm kết hợp bài “Quy tỳ thang” có tác dụng cải thiện thời lượng giấc ngủ, thời gian đi vào giấc ngủ và tổng điểm PSQI trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể tâm tỳ hư.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.