Mục tiêu: Xác định nồng độ MMP-3 trong huyết tương thai phụ bình thường và thai phụ tiền sản giật, tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ MMP-3 với một số chỉ số sinh hóa của thai phụ tiền sản giật. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm thai phụ gồm 60 thai phụ bình thường (nhóm chứng) và 58 thai phụ tiền sản giật (nhóm bệnh) từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 1 năm 2023 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Nồng độ MMP-3 được xác định bằng kỹ thuật ELISA định lượng. Kết quả: Nồng độ MMP-3 trung bình trong huyết tương ở nhóm thai phụ bình thường và nhóm thai phụ tiền sản giật lần lượt là 5,99 ± 3,73 và 62,33 ± 80,53 (ng/ml), nồng độ MMP-3 trong huyết tương thai phụ tiền sản giật cao hơn 10 lần so với thai phụ bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99,9% (p < 0,001). Ngoài ra, nồng độ MMP-3 có mối tương quan với một số chỉ số sinh hóa: protein niệu, albumin, creatinin, ure, acid uric ở thai phụ tiền sản giật. Kết luận: Nồng độ MMP-3 trong huyết tương thai phụ tiền sản giật cao hơn 10 lần so với thai phụ bình thường.
Mục tiêu: Tổng quan này nhằm để đánh giá hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật cuốn mũi trong điều trị quá phát cuốn mũi dưới. Phương pháp: Sử dụng cơ sở dữ liệu PUBMED để tìm kiếm với các thuật ngữ MESH. Chỉ các nghiên cứu về phẫu thuật (PT) cuốn mũi dưới có đánh giá hiệu quả mà không kèm theo thủ thuật mũi khác được lựa chọn. Kết quả: Chúng tôi tìm được 43 nghiên cứu bao gồm: 3810 bệnh nhân. Độ tuổi dao động từ 1 đến 81 tuổi tại thời điểm PT và theo dõi trong thời gian từ 2 tháng đến 14 năm. Kết quả dựa trên khám nội soi mũi, bảng câu hỏi, thang điểm VAS, NOSE, đo khí áp mũi, đo bằng sóng âm. Các PT cắt toàn bộ hoặc một phần cuốn dưới, cắt bằng laser cho thấy đóng vảy và chảy máu với tỉ lệ cao hơn. Các phẫu thuật dùng sóng cao tần và hummer cho hiệu quả điều trị tốt, gần như không có biến chứng. Kết luận: PT cuốn mũi dưới là một phương pháp hiệu quả đối với điều trị quá phát cuốn dưới. Hiện nay có xu hướng chọn kĩ thuật bảo tồn niêm mạc và hiệu quả lâu dài với chỉnh hình cuốn dưới niêm mạc.
Tổn thương gan do hóa chất điều trị ung thư có thể biểu hi ện lan tỏa hoặc khu trú. Tổn thương dạng tăng sản thể nốt khu trú tại gan (FNH – like nodule) là tổn thương lành tính cần phải phân biệt với thứ phát bởi vì điều này ảnh hưởng đến các can thiệp hay điều trị sau đó. Cơ chế chính của sự xuất hiện các nốt này là do sự biến đổi mạch máu ở gan do Oxaliplatin và được gọi là hội chứng tắc nghẽn xoang sinousoid. Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày ca lâm sàng bệnh nhân xuất hiện các nốt dạng FNH sau điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày và hóa chất với phác đồ XELOC (phác đồ có chứa Oxaliplatin).
Bệnh viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) ở những người cao tuổi thường khó điều trị, mỗi đợt điều trị kéo dài và bệnh hay tái phát vì hay có các bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, viêm phế quản mạn, COPD, suy giảm hệ thống miễn dịch… với nguy cơ biến chứng từ những đợt viêm cấp cao hơn. Điều trị VMXMT ở người cao tuổi có nhiều quan điểm nhất là về các quan điểm sử dụng thuốc có chứa corticoid và kháng sinh kéo dài. Để có một cách nhìn tổng quan hơn về các phương pháp điều trị VMXMT ở người cao tuổi, giúp bác sĩ tai mũi họng cân nhắc, đánh giá, đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với nhóm người cao tuổi bị viêm mũi xoang mạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng quan về bệnh lý VMXMT ở người cao tuổi. Kết quả: 36 bài báo đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Điều trị nội khoa kéo dài với kháng sinh liều thấp, an toàn cho thận được ưu tiên sử dụng. Tuổi đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh, triệu chứng, mức độ nặng và kết quả điều trị VMXMT. Một số yếu tố liên quan: Hệ vi khuẩn mũi xoang ở bệnh nhân trên 65 tuổi đã được phẫu thuật nội soi xoang khác biệt. Nhóm người bệnh trên 65 tuổi thường do Proteus spp. và Pseudomonas aeruginosa. Bệnh kèm hen phế quản, hay do S. aureus, Escherichia coli và Citrobacter spp.Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng ở đối tượng người cao tuổi vẫn nên thực hiện khi có chỉ định. Không có sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng khi kiểm soát được các yếu tố nguy cơ (p = 0,89), tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ tăng hơn ở nhóm cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng ở bệnh nhân cao tuổi khi phẫu thuật nội soi mũi xoang là các bệnh đi kèm chưa được kiểm soát, đặc biệt là đái tháo đường và bệnh thiếu máu cơ tim. SNOT-20 đã cải thiện 64% điểm số triệu chứng sau 3 tháng, cải thiện 73% sau 6 tháng và cải thiện 75% sau 12 tháng, rất ít biến chứng trong phẫu thuật. QoL cải thiện đáng kể sau khi điều trị phẫu thuật (p = 0,001), và có đáp ứng thành công với điều trị tương tự nhóm trẻ tuổi (p = 0,74). Về khả năng tái phát, trong phân tích đa biến không có sự khác biệt giữa nhóm cao tuổi và nhóm trẻ.
Tổn thương gan do hóa chất điều trị ung thư có thể biểu hiện lan tỏa hoặc khu trú. Tăng sản thể nốt khu trú tại gan (FNH) là tổn thương lành tính cần phải phân biệt với thứ phát bởi vì điều này ảnh hưởng đến các can thiệp hay điều trị sau đó. Cơ chế chính của sự xuất hiện các nốt này là do sự biến đổi tĩnh mạch cửa ở gan do Oxaliplatin và được gọi là hội chứng tắc nghẽn xoang sinousoid. Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày ca lâm sàng bệnh nhân xuất hiện các nốt FNH sau điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày và hóa chất với phác đồ XELOC (phác đồ có chứa Oxaliplatin).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.