Background and Objectives: To determine the antibiotic resistance rate of H. pylori among patients with peptic ulcer. Materials and Methods: A cross-sectional monocentric study was conducted from January to December 2021 among patients aged from 16 years with gastrointestinal symptoms and esophagogastroduodenoscopy. Gastric mucosa biopsies were collected at the edges of the ulcer or at lesion sites for H. pylori culture. Five antibiotics (amoxicillin (AMX), clarithromycin (CLR), metronidazole (MTZ), levofloxacin (LEV), and tetracycline (TET)) were selected for antibiotic susceptibility testing. Results: One hundred and twenty-five patients were included, and the sex ratio was 0.6. Their mean age was 47.3 ± 14.2 years. All of the participants had gastritis, and 24.0% had duodenitis. A total of 21.6% of patients had a duodenal ulcer, and 12.8% had an antral ulcer. A total of 40 specimens have grown in H. pylori culture. The proportion of resistance to AMX, CLR, MTZ, LEV, and TET was 27.5%, 50%, 67.5%, 35%, and 5%, respectively. The proportion of multidrug resistance was 22.5%. The proportion of double resistance to AMX + CLR was 20.0%, AMX + MTZ was 15.0%, AMX + LEV was 2.5%, CLR + MTZ was 32.5%, and TET + MTZ was 5.0%. Conclusions: Our research results show that the treatment with MTX-TET or LVX-AMOX has the highest sensitivity rate. Therefore, practitioners should refer to these regimes to eradicate H. pylori in patients with gastric and duodenal ulcers. The reports on H. pylori eradication from different geographic areas show heterogeneous results. Therefore, continuous monitoring of antibiotic resistance of H. pylori in each population is very important. Having evidence helps clinicians to treat patients most effectively, reduce treatment costs, and limit the rate of antibiotic resistance.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng. Phương pháp: Nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh - Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, trên những trường hợp nam giới các cặp vợ chồng vô sinh đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiến hành thu thập thông tin hành chính, tiền sử bệnh tật, thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia; thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm phân tích tinh dịch và xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng bằng phương pháp SDC. Dựa vào chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) chia thành 2 nhóm: DFI ≥ 30% và DFI < 30%, phân tích tìm mối liên quan giữa DFI và các yếu tố: tuổi, hút thuốc lá, rượu bia và các thông số mật độ, di động tiến tới, bất thường hình thái, bất thường đầu và cổ - đuôi trong phân tích tinh dịch. Kết quả: Có 390 người đàn ông trong các cặp vợ chồng vô sinh đầy đủ các tiêu chuẩn được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu. Không có mối tương quan nào giữa DFI với tuổi, sức sống và bất thường đuôi - cổ của tinh trùng. Trong khi đó, có mối tương quan thuận của DFI với bất thường hình thái tinh trùng đặc biệt là bất thường đầu và mối tương quan nghịch của DFI với mật độ và di động tiến tới (p < 0,05). Kết luận: Ngoài phân tích tinh dịch là xét nghiệm tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tinh trùng ở nam giới hiếm muộn, xét nghiệm chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cho thấy vai trò bổ sung cho chẩn đoán vô sinh nam.
Objectives: This study aimed to determine the role of presurgical markers in the prediction of sperm retrieval by conventional Multiple Testicular Sperm Extraction in infertile Vietnamese men with nonobstructive azoospermia (NOA). Patients and Methods: Retrospective descriptive analysis of 136 infertile men with azoospermia, examined from August 2014 to July 2018. Patients underwent stepwise surgical sperm retrieval via percutaneous epididymal sperm aspiration, testicular sperm aspiration, then conventional multiple testicular sperm extraction in up to three locations, and procedures stopped as soon as sperm were detected. Factors were analyzed to determine the prediction of the likelihood of successful sperm retrieval, in men with NOA. Results: The overall success rate of sperm retrieval in men with azoospermia was 49.3%, but it was only 18.4% in NOA group. The difference in testicular volume between men with successful sperm retrieval and unsuccessful sperm retrieval was not statistically significant in NOA group (5.68 ± 2.37 vs. 4.46 ± 2.83, p = 0.138). The differences in the endocrine tests between the two groups were also not significant in terms of luteinizing hormone (LH), follicle-stimulating hormone (FSH), and testosterone (p [Formula: see text] 0.05). Multivariable analysis of predictive factors of sperm retrieval in NOA groups found no significant difference, except testicular density (p = 0.015). Conclusions: In infertile men with NOA, neither an endocrine test nor testicular volume should be used for predicting the results of surgical sperm retrieval by conventional multiple testicular sperm extraction.
Đặt vấn đề: Vô sinh do nam giới chiếm khoảng 50% các cặp vợ chồng vô sinh và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hội chứng chuyển hoá (HCCH) là một vấn đề toàn cầu phổ biến, bao gồm một tập hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì bụng, đề kháng insulin, rối loạn lipid máu, dung nạp glucose bất thường và tăng huyết áp. Các rối loạn này có thể liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới gồm cả chức năng tình dục và chất lượng tinh trùng. Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng rối loạn chuyển hoá ở nam giới các cặp vợ chồng vô sinh và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 231 đối tượng nam giới của cặp vợ chồng vô sinh đang điều trị tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế (HUECREI) từ 18/5/2017 đến 12/1/2019. Đối tượng được khai thác đầy đủ thông tin về lối sống, đo huyết áp và các chỉ số nhân trắc học, xét nghiệm sinh hóa máu liên quan HCCH. Chẩn đoán HCCH theo tuyên bố đồng thuận của International Diabetes Federation (IDF), National Heart, Lung and Blood Insitute (NHLBI), American Heart Association (AHA), World Heart Federation (WHF), International Atherosclerosis Society (IAS), International Association for the Study of Obesity (IASO) năm 2009. Kết quả: Tỷ lệ mắc HCCH ở nam giới trong nhóm nghiên cứu là 25.1%, nhóm 3 thành tố chiếm tỷ lệ cao nhất với 19,0%, nhóm 4 thành tố chiếm 3,9%, nhóm 5 thành tố chiếm 2,2%. Tỷ lệ đối tượng có tăng triglycerid cao nhất với 60,6%, theo sau đó là tăng glucose máu đói (35,1%), giảm HDL-C (28,1%), tăng vòng eo (24,2%), tăng huyết áp là 9,5%. Tuổi lớn (≥35 tuổi), BMI≥23 kg/m2, tỷ số vòng bụng/vòng mông > 0,9 là những yếu tố nguy cơ độc lập cho HCCH. Kết luận: HCCH ở nam giới các cặp vợ chồng vô sinh chiếm tỷ lệ đáng kể. Chỉ số vòng bụng, vòng bụng/chiều cao, HDL-C có giá trị dự báo khá tốt khả năng mắc HCCH. Cần có chiến lược tiếp cận sớm để hạn chế ảnh hưởng của HCCH lên khả năng sinh sản của nam giới.
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá giá trị β hCG và mối liên quan đến kết cục thai kỳ sau chuyển phôi thụ tinh trong ống nghiệm, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu hồi cứu. Các trường hợp vô sinh điều trị tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế có chỉ định điều trị thụ tinh trong ống nghiệm và tiến hành chuyển phôi. Sau 2 tuần kết quả β hCG dương tính sẽ được nhận vào mẫu nghiên cứu với sự đồng ý của bệnh nhân. Tiếp tục tiến hành theo dõi diễn tiến thai. Thông tin hành chính, tiền sử, bệnh sử, chu kỳ chuyển phôi, kết quả β hCG, số lượng thai, diễn tiến thai kỳ, dọa sẩy thai – sẩy thai, sinh non, tiền sản giật-sản giật, đái tháo đường thai kỳ, trọng lượng thai lúc sinh, tuổi thai lúc sinh, giới tính. Biến số nghiên cứu là giá trị βhCG và các kết quả thai kỳ, đồng thời trọng lượng thai lúc sinh là biến số tham khảo. Kết quả: Nồng độ β hCG huyết thanh vào ngày thứ 14 sau chuyển phôi >769.50 mIU/mL có độ nhạy 51.5% và độ đặc hiệu 91.7% trong dự đoán khả năng đa thai. Nồng độ β hCG ≥102.50 mIU/mL có giá trị tiên lượng thai tiến triển vào lúc 6 tuần, 8 tuần, 12 tuần và thai đủ tháng với độ nhạy tương ứng 93.5%, 94.6%, 96.3% và 91.1%, độ đặc hiệu tương ứng 84.8%, 79.2%, 78.4% và 72.3% (p < 0.001). Nồng độ β hCG cũng thể hiện mối liên quan đến giới tính của thai nhi, β hCG ≥194 mIU/mL thai nhi có xu hướng mang giới tính nữ với độ nhạy 82.8% và độ đặc hiệu 65.7% (p < 0.001). Kết luận: Nồng độ β hCG huyết thanh ngày thứ 14 sau chuyển phôi là một yếu tố giúp tiên lượng các kết cục của thai kỳ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.