Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân-béo phì (TC-BP) ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (T2ĐTĐ) nội trú.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 128 bệnh nhân T2ĐTĐ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà tỉnh Hưng Yên từ tháng 1/2022 - 5/2022. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể (BMI). Sử dụng kiểm định χ2 để xác định mối liên quan đơn biến đối với tình trạng TC-BP.
Kết quả: Tỷ lệ TC-BP (BMI ≥23 kg/m2) là 22,6%, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2) là 10,2%. Có mối liên quan giữa tình trạng TC-BP với thói quen ăn ngọt (OR=2,5; 95%CI=1,02-6,64), ít hoạt động thể lực (OR=2,57; 95%CI=1,01-6,85) và năng lượng ăn vào (OR=4,4; 95%CI=1,36-18,6) của đối tượng nghiên cứu.
Kết luận: Ở bệnh nhân T2ĐTĐ, thừa cân-béo phì tồn tại với tỷ lệ đáng chú ý và có mối liên quan đơn biến đối với thói quen ăn ngọt, ít hoạt động thể lực và dư thừa năng lượng ăn vào.
Khoa học Giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn 60 năm phát triển kể từ những nền móng đầu tiên khi Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam (nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) được thành lập vào năm 1961. Trong suốt chiều dài đó, khoa học giáo dục Việt Nam đã có sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ cùng với xu thế chung của nền khoa học Việt Nam. Cuốn sách “55 năm Khoa học Giáo dục Việt Nam: Phân tích từ dữ liệu Scopus” với sự hợp tác của Nhóm nghiên cứu Reduvation (Trường Đại học Thành Đô) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Edlab Asia vừa được Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam xuất bản đã cung cấp tổng quan về sự phát triển Khoa học Giáo dục Việt Nam trong suốt chiều dài phát triển. Cuốn sách bao gồm hai chương chính với 132 trang đã cung cấp thông tin về khoa học giáo dục Việt Nam dựa trên những công bố quốc tế trong lĩnh vực này được chỉ mục trên cơ sở dữ liệu khoa học Scopus trong giai đoạn từ 1966 – 2020 thông qua phương pháp phân tích trắc lượng thư mục (bibliometric). Qua đó, nhóm tác giả đã giới thiệu về bức tranh phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam như số lượng công bố, cộng đồng nghiên cứu, các nguồn tạp chí, mạng lưới hợp tác phát triển, các đơn vị nghiên cứu và các chủ đề, lĩnh vực nghiên cứu được các nhà khoa học giáo dục Việt Nam tập trung phát triển trong những năm qua. Phân tích trắc lượng thư mục là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong trắc lượng khoa học. Phân tích trắc lượng thư mục giúp các nhà khoa học có thể phân tích được xu thế nghiên cứu của các lĩnh vực, so sánh sản phẩm khoa học giữa các nhóm nghiên cứu và các đơn vị khác.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tăng glucose máu và ảnh hưởng của giảm sức nhai trên người lao động tại một nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Điều tra ngang trên 766 đối tượng, độ tuổi từ 19 đến 60, thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI với hướng dẫn của WHO; đánh giá sức nhai theo Bộ Y tế, glucoses máu lúc đói >7mmol/L là tăng đường máu.
Kết quả: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) (BMI < 18,5 kg/m2) là 7,6%, thừa cân-béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2) là 27,2% và tăng glucose máu lúc đói là 14,2%. Thừa cân-béo phì làm tăng nguy cơ tăng glucose máu gấp 1,69 lần (p < 0,05); giảm sức nhai < 80% làm tăng nguy cơ CED gấp 2,74 lần (p < 0,001).
Kết luận: Thừa cân-béo phì và CED tồn tại đồng thời với tỷ lệ đáng chú ý ở người lao động tại nhà máy; mức độ mất răng là yếu tố nguy cơ của CED.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì và hoạt động thể lực (HĐTL) của người lao động (NLĐ) nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 320 người lao động nhập cư tại Công ty Đức Bổn. Chiều cao được đo bằng thước Microtoise; cân nặng và phần trăm mỡ cơ thể bằng cân đo điện trở kháng Tanita SC – 331S; đo lường HĐTL bằng “bảng câu hỏi đo lường hoạt động thể lực toàn cầu GPAQv2”. Phần trăm mỡ cơ thể cao khi > 25% ở nam và > 30% ở nữ; mức khuyến nghị về HĐTL của WHO là ≥ 600 MET-phút/tuần.
Kết quả: Tỷ lệ NLĐ thừa cân (BMI ≥ 25) và béo phì (BMI ≥ 30) lần lượt tương ứng: 22,8% và 2,5 %, tỷ lệ người lao động có phần trăm mỡ cơ thể cao là 19,1%. Tỷ lệ người lao động đạt mức khuyến nghị HĐTL của WHO là 60,9%. Người lao động đạt mức khuyến nghị của WHO về HĐTL có khả năng mắc TC-BP thấp hơn 0,28 (0,17–0,48) lần so với nhóm không đạt.
Kết luận: Tỷ lệ TCBP ở người lao động nhập cư tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Bổn ở mức cao so với các nghiên cứu được thực hiện tại thành phố trước đây; Hoạt động thể có mối liên quan đến thừa cân- béo phì ở người lao động.
Nghiên cứu thực hiện so sánh chi phí của hai giải pháp thích ứng với hiện tượng nước biển dâng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm tái định cư và xây dựng đê biển, theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu khác nhau của thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thế kỉ 21, độ cao của phần lớn diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể thấp hơn mực nước biển nếu không thể tìm ra giải pháp thích ứng phù hợp. Khoảng 10 triệu người sinh sống tại khu vực này có thể chịu tác động của hiện tượng nước biển dâng vào cuối thế kỉ 21. Kết quả phân tích chi phí cho thấy, chi phí xây dựng đê biển và trồng rừng ngập mặn bảo vệ khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thế kỉ 21 có thể lên tới 26.8 tỉ USD, thấp hơn 2.5 lần so với chi phí tái định cư. Trong đó, phần lớn chi phí được phân bổ cho các hoạt động trồng và bảo tồn hệ thống rừng ngập mặn ven biển.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.