Mục tiêu: Kiểm tra tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá tình trạng mệt mỏi (burnout) ở điều dưỡng phiên bản Việt Nam. Phương pháp: 220 điều dưỡng/hộ sinh tham gia vào nghiên cứu này. Đánh giá-đánh giá lại độ tin cậy với 120 điều dưỡng đã tham gia lần hai sau 2 tuần. Kiểm tra tính giá trị về nội dung, 05 chuyên gia điều dưỡng đánh giá thông qua chỉ số hiệu lực nội dung của các câu hỏi (I-CVI) và chỉ số hiệu lực nội dung/trung bình (S-CVI/Ave). Kết quả: Chỉ số độ tin cậy trong Cronbach α là 0,85 với mệt mỏi về cảm xúc (EE), 0,92 với tính tiêu cực (DP), 0,95 với hiệu quả cá nhân (PA). Đánh giá-đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tương quan nội bộ nhóm (ICC) là 0,84 với EE, 0,92 với DP, và 0,96 với PA. Kiểm tra tính giá trị về nội dung, chỉ số I-CVIs từ 0,8 tới 1, chỉ số S-CVI/Ave là 0,9. Kết luận: Bộ câu hỏi về Burnout phiên bản Việt Nam có tính giá trị về nội dung và độ ổn định tốt, thích hợp cho việc đánh giá mức độ burnout ở điều dưỡng.
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và các yếu tố dự báo đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tim mạch. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang tiến hành tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên. Đối tượng là những bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tim mạch đăng ký quản lý thường xuyên. Phỏng vấn trực tiếp người bệnh để đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng bộ công cụ EQ5D và các đặc điểm của bệnh nhân. Kết quả: Điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tim mạch là 0.62+/-0.5. Các yếu tố dự báo đến chất lượng cuộc sống bao gồm tuổi đời và chỉ số đường huyết. Các đặc điểm khác về nhân khẩu học, đặc điểm bệnh tật, liệu pháp điều trị và mức độ tuân thủ điều trị không có ý nghĩa dự báo chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu này. Kết luận: Điểm số chất lượng cuộc sống thấp. Cần kiểm soát đường huyết tốt sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhóm đối tượng đái tháo đường có biến chứng tim mạch.
Đặt vấn đề: Cách đây năm năm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của huyện Phú Bình thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của huyện tăng một cách nhanh chóng, có tỷ lệ cao nhất so với các huyện, thành trong toàn tỉnh. Mục tiêu: Mô tả thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ từ 15-49 tuổi đã có chồng tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện với 530 đối tượng nghiên cứu là phụ nữ từ 15-49 tuổi đã có chồng tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu là 28.3%; độ tuổi sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu tập trung ở nhóm 30-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 62.0%. Có đến 35.3% trường hợp sinh con thứ 3 trở lên khi có 2 con đầu là con gái. Hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên cứu là mong muốn có nhiều con (44.7%) và muốn có cả con trai con gái (40.7%). Quyết định chính trong việc sinh con thứ 3 trở lên đến từ cả hai phía vợ và chồng 92.7%. Người gây áp lực trong việc sinh con thứ 3 trở lên có 35.3% xuất phát từ phía người chồng. Kết luận: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của đối tượng nghiên chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân chủ yếu của việc sinh con thứ 3 trở lên là mong muốn có nhiều con và muốn có cả con trai con gái. Quyết định chính trong việc sinh con thứ 3 trở lên đến từ cả hai phía vợ chồng đối tượng nghiên cứu.
Protease là enzyme xúc tác thủy phân protein tạo thành những phân tử thấp và các amino axit. Nghiên cứu này cho thấy sử dụng Enzyme Protease (PRT-01/dạng bột) trong quá trình chế biến thịt lợn đã làm tăng giá trị sinh học, chất lượng cảm quan màu sắc, mùi vị của sản phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, nhất là khi cường độ lao động tăng cao. Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ, thời gian ướp enzyme protease trong quá trình chế biến. Kết quả thu được tỷ lệ enzyme protease 0,50%, thời gian ướp là 30 phút cho chất lượng cảm quan phù hợp nhất và hàm lượng 8 axit amin cần thiết tăng khoảng 2 lần so với sản phẩm chế biến từ thịt không được ướp enzyme.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ về phòng tránh thai và các bệnh lây qua đường tình dục của học sinh trường THPT Phú Lương tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 598 học sinh trường THPT Phú Lương. Kết quả: (1) Tỉ lệ học sinh có kiến thức kém về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 32,9%. (2) Tỉ lệ học sinh có thái độ kém về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 0,2%. Kết luận: Kiến thức về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của học sinh chưa thực sự tốt. Tuy nhiên, thái độ về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của các em học sinh khá tốt. Cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản cho các học sinh và nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho cán bộ chuyên trách về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.