Đặt vấn đề: Curcuminoid, hợp chất chủ yếu tạo nên màu vàng và hoạt tính sinh học cho Nghệ, có rất nhiều ứng dụng trong y học. Nghiên cứu hiện tại tập trung vào việc khảo sát quy trình chiết xuất curcuminoid từ thân rễ Nghệ vàng bằng dung môi ít độc, thân thiện với môi trường và tạo ra thành phẩm cao chuẩn hóa có kiểm soát hàm lượng curcuminoid. Đây là một hướng đi đầy hứa hẹn về một phương pháp tiềm năng trong ngành công nghiệp dược để tạo ra các sản phẩm bảo vệ sức khỏe con người. Mục tiêu: Xây dựng quy trình chiết 100 gam cao chuẩn hóa có kiểm soát hàm lượng curcuminoid từ thân rễ Nghệ vàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nguyên liệu thân rễ Nghệ vàng tươi được thu hái tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, phơi khô, xay thành bột và bảo quản, đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V (DĐVN V) trước khi sử dụng. Mẫu thử được kiềm hóa, lọc thu lấy dịch, sau đó được acid hóa đến pH acid thích hợp để curcuminoid kết tủa. Cao chuẩn hóa Nghệ vàng có kiểm soát hàm lượng curcuminoid được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép với đầu dò dãy diod quang (HPLC/PDA). Kết quả: Điều kiện chiết xuất khảo sát được, bao gồm: dung dịch NaOH, pH kiềm = 13, dung dịch acid tartaric, pH acid hóa dịch kiềm = 3, thời gian lắng tủa là 4 giờ. Từ 2 Kg bột Nghệ đạt tiêu chuẩn DĐVN V thu được 100 g cao định chuẩn Nghệ vàng chứa 27,5% curcuminoid toàn phần. Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình chiết cao chuẩn hóa có kiểm soát hàm lượng curcuminoid từ quy mô 2 kg bột Nghệ vàng và có tiềm năng triển khai trên quy mô pilot.
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán các nhân vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt theo PIRADS 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 67 bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt (lâm sàng hoặc PSA cao) được chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt (TTL) và được tiến hành sinh thiết TTL tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: trong nghiên cứu có 32 bệnh nhân ung thư TTL vùng chuyển tiếp và 35 bệnh nhân không ung thư. Trong nhóm ung thư, độ tuổi trung bình là 67 tuổi, chỉ số PSA toàn phần trung bình 45,18 ng/mL và nhóm có PSA > 20ng/mL chiếm 66,67%. Tỷ lệ ung thư của nhóm PIRADS 2 là 0%, nhóm PIRADS 3 là 12 %, nhóm PIRADS 4 là 50% và nhóm PIRADS 5 là 88%. Kết luận: CHT tuyến tiền liệt đánh giá theo phân loại PIRADS 2.1 là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn chính xác nhất trong phát hiện ung thư tuyến tiền liệt vùng chuyển tiếp.
Mục đích: Mô tả và so sánh giá trị của kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt toàn phần (PSAt) với kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt tỷ trọng (PSAd) trong chẩn đoán ung thư vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt (UTCTTTL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 67 bệnh nhân nghi ngờ UTTTL (bằng lâm sàng hoặc xét nghiệm PSA, có nhân vùng chuyển tiếp trên cộng hưởng từ (CHT) TTL, được sinh thiết TTL dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng tại Bệnh viện Đại Học Y Hà nội từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2022. Mô tả và so sánh giá trị trung bình của PSAt với PSAd giữa nhóm UT và không UT, lập đường cong ROC và tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán âm tính, giá trị chẩn đoán âm tính và giá trị chẩn đoán của PSAt và PSAd trong chẩn đoán UTCTTTL với ngưỡng cut-off lần lượt là 10 ng/ml và 0.15 ng/ml2 . Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 66.6±8.3. Thể tích TTL trung bình 56.9±40.2 cm3. Giá trị trung bình PSAt là 32.2±28.7 ng/ml, của PSAd là 0.73±0.67 ng/ml2. Có 32 bệnh nhân UTCTTTL và 35 bệnh nhân không UT. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm UTCTTTL với nhóm không UT về PSAt (p=0.005) và PSAd (p<0.001). Với ngưỡng cut-off là ≥10 ng/ml đối với PSAt và ≥0.15 ng/ml2 đối với PSAd, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương tính và giá trị chẩn đoán UTCTTTL lần lượt là 93.8%; 25.7%; 81.8%; 53.6%; 58.2% đối với PSAt và 96.9%; 31.4%; 91.7%; 56.4%; 62.7% đối với PSAd. Hiệu quả chẩn đoán UTCTTTL của PSAd (AUC=0.77) cao hơn của PSAt (AUC=0.7). Kết luận: PSAd có giá trị hơn PSAt trong chẩn đoán UTCTTTL. Cần sử dụng PSAd thay thế PSAt để sàng lọc UTTTL nhằm hạn chế các trường hợp dương tính giả do UPDLT TTL hoặc viêm TTL.
Đặt vấn đề: ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là ung thư ác tính nguyên phát tiến triển nhanh và thường được phát hiện trong giai đoạn muộn của bệnh. Do đó hầu hết các bệnh nhân thường không phù hợp với các phương pháp điều trị triệt căn. Các phương pháp điều trị tại chỗtrong đó nút mạch bằng hạt vi cầu phóng xạ Y-90 có vaitrò quan trọng.Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang hồi và tiến cứu trên các bệnh nhân có UTBMTBGchưa được điều trị hoặc đã được điều trị trước đó bằng các phương pháp điều trị triệt căn hay tạm thời (n=41) sẽ được điều trị bằng Y-90 trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2016.Kết quả:Triệu chứng lâm sàng của sự nhiễm độc sau điều trị thường gặp như mệt mỏi (58,5%). Đáp ứng điều trị của khối u sau 1 tháng theo mRECIST có các khối u đáp ứng hoàn toàn chiếm khoảng 4,87%, các khối u đáp ứng một phần chiếm khoảng 95,13%. Thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân sau điều trị bằng vi cầu phóng xạ Yttrium-90 là 18,4 tháng.Kết luận: Điều trị UTBMTBG bằng nút mạch bằng Y-90 là phương pháp an toàn. Phần lớn bệnh nhân có tiến triển lâm sàng tốt kể cả những bệnh nhân chỉ đáp ứng điều trị một phần. Trong tương lai, các nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá so sánh điều trị nút mạch giữa Yttrium-90 và phương pháp khác bao gồm nút mạch bằng hoá chất, điều trị bằng Sorafenib.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.