Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu và có tác động lớn đến giáo dục. Phương pháp học tập đã được chuyển giao từ đào tạo trên lớp học sang đào tạo trực tuyến. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ sẵn sàng của sinh viên đối với việc học trực tuyến và đánh giá quan điểm của sinh viên về hình thức học tập từ xa hoàn toàn so với việc học trên lớp trong chương trình Răng Hàm Mặt bậc đại học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 511 sinh viên khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Quan điểm của sinh viên về việc học từ xa trong đại dịch Covid-19 qua phiếu khảo sát qua google form. Thực hiện thống kê mô tả, kiểm định Chi-Square và kiểm định Fisher’s Exact trên SPSS 20. Kết quả: Thời gian học ảnh hưởng đến sở thích của sinh viên. Số lượng sinh viên năm thứ 4 và năm thứ 6 thích học trực tuyến cao hơn so với những sinh viên năm khác và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sinh viên có quan điểm ủng hộ về sự truyền tải nội dung và đánh giá phù hợp ở đào tạo trực tuyến cao hơn. Sinh viên ủng hộ cao đào tạo trực tuyến cao hơn. Sinh viên có quan điểm ủng hộ về sự sự hài lòng trong học tập ở đào tạo trực tuyến cao hơn, trừ việc sinh viên không đồng ý thay thế dạy học trực tiếp bằng trực tuyến. Kết luận: Mặc dù có những thách thức trong dịch Covid-19, sinh viên nha khoa có thể thích nghi với các phương pháp học tập mới của
Đặt vấn đề: Kỹ thuật vạt cuộn tăng máu nuôi cho mô, màu sắc trùng với các mô xung quanh, chỉ có một vị trí phẫu thuật duy nhất và thoải mái hơn cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô mềm vùng mất răng; 2. Đánh giá sự thay đổi mô mềm phía ngoài vùng mất răng của bệnh nhân đã cấy ghép Implant sau khi sử dụng kỹ thuật vạt cuộn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 23 bệnh nhân đã được cấy ghép Implant có độ dày nướu mặt ngoài mỏng <1,5mm và đồng ý thực hiện kỹ thuật vạt cuộn để làm dày mô mềm mặt ngoài vùng cấy ghép từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong 23 bệnh nhân thực hiện cấy ghép Implant, vị trí răng cấy ghép Implant chủ yếu là răng 11 chiếm 25%; thấp nhất là răng 22 và răng 23 cùng chiếm 5%. Lý do mất răng chủ yếu do sâu răng chiếm 45%; và 27,5% do nha chu. Thời gian mất răng đa số ≥5 năm chiếm 55%. Đánh giá chỉ số khám vệ sinh răng, 72,5% bệnh nhân được đánh giá vệ sinh răng miệng tốt, 27,5% đánh giá vệ sinh răng miệng khá, không có trường hợp vệ sinh răng miệng kém. Sau phẫu thuật 2 tuần, độ dày mô mềm phía ngoài vùng mất răng đạt 2,87mm; sau 4 tuần đạt 2,42mm so với trước phẫu thuật là 1,38mm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Kỹ thuật vạt cuộn có hiệu quả trong tăng cường mô mềm phía ngoài vùng mất răng ở bệnh nhân cấy ghép Implant có độ dày nướu mặt ngoài mỏng.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 bằng laser diode. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn (thiết kế nửa miệng) trên những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm nha chu, có đái tháo đường loại 2, đến khám và điều trị tại Trung tâm y tế huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Kết quả: Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường: < 5 năm: 36,4%; 5 – 10 năm: 50%; > 10 năm: 13,6%. HbA1c: Kiểm soát tốt (< 6,5%): 9,5%, Kiểm soát khá (6,5% - 7,5%): 47,6%, Kiểm soát kém (> 7,5%): 27,0% (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm nha chu gặp chủ yếu ở nhóm kiểm soát đường kém: 72,7% (HbA1c >7,5%) (p<0,05). Chỉ số chảy máu nướu: Trung bình (PBI: 1,0 - 3,0): 77,8%; Nặng (PBI: > 3,0): 22,2% (p< 0,05). Chỉ số mảng bám (PlI): Nhẹ (PlI < 1,0): 12,7%; Trung bình (PlI :1,0 – 1,9): 14,3%, Nặng (PlI ≥ 2,0): 73,0%. Trung bình chỉ số viêm nha chu tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng sau điều trị đều giảm so với trước điều trị ở cả 2 nhóm (p<0,05). Mức độ tăng chỉ số viêm nha chu ở nhóm chứng tăng cao hơn nhóm thử nghiệm (p< 0,05). Sau điều trị, theo thời gian, tỷ lệ bệnh nhân có GI ở mức trung bình giảm mạnh ở cả 2 nhóm và chuyển sang mức nhẹ (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có GI từ mức trung bình chuyển sang mức nhẹ ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Nghiên cứu đã chứng minh được Laser Diode trong nha khoa, khi sử dụng như liệu pháp bổ sung cho phương pháp nạo túi và làm sạch mặt gốc răng trong điều trị viêm nha chu mạn tính, đem lại kết quả cải thiện rõ rệt các chỉ số lâm sàng (PLI, GI, BOP, PD, CAL) trên nhóm thực nghiệm so với nhóm chứng
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.