Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị nội khoa bảo tồn liệt dây thần kinh VII ngoại biên trong chấn thương xương thái dương (CTXTD). Phương pháp: Sử dụng cơ sở dữ liệu từ trang thông tin điện tử Pubmed, thư viện đại học Y Hà Nội và tìm kiếm thủ công (từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2022). Tiêu chí lựa chọn là: các nghiên cứu về điều trị nội khoa bảo tồn bệnh nhân liệt dây thần kinh VII ngoại biên trong CTXTD. Kết quả: 10 nghiên cứu được lựa chọn vào tổng quan luận điểm này đều sử dụng corticosteroids điều trị với phác đồ đa dạng và tất cả các nghiên cứu đều báo cáo có cải thiện mức độ liệt mặt của bệnh nhân qua điều trị nội khoa bảo tồn. Đánh giá kết quả sau điều trị đều sử dụng phân độ House- Brackman năm 1985 và 70% (7/10) nghiên cứu có trên 60% bệnh nhân cải thiện mức độ liệt mặt về độ I và độ II. Kết luận: Tất cả các nghiên cứu đều sử dụng corticosteroids cho điều trị nội khoa bảo tồn liệt dây thần kinh VII ngoại biên trong CTXTD. Kết quả điều trị đạt được cải thiện lâm sàng thuận lợi đáng kể. Các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân vào điều trị đa số đều được các tác giả thống nhất bao gồm: liệt mặt khởi phát muộn, liệt mặt không hoàn toàn, kết quả điện thần kinh ENoG thoái hóa < 90%, có sự xuất hiện của điện thế tái tạo và/hoặc sự vắng mặt của điện thế rung trên kết quả EMG, là những ứng cử viên phù hợp cho một chỉ định điều trị nội khoa bảo tồn.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng tiêm phòng bệnh dại ở người tại tỉnh Thái Nguyên 2016-2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu hồi cứu từ CDC tinh Thái Nguyên và các báo cáo của các trung tâm y tế huyện. Kết quả: Trong giai đoạn 2016-2020 có tổng số 50345 ca tiêm phòng bệnh dại, trong đó 91,4% phơi nhiễm bệnh dại từ chó. Vị trí vết thương phổ biến nhất là ở chân chiếm 56,2%. Vết thương độ III phổ biến nhất (52,0%), độ II (47,7%), độ I (0,3%). Hầu hết người dân tới điều trị dự phòng sớm ≤ 10 ngày chiếm 91,6%. Tỷ lệ xuất hiện phản ứng phụ là rất thấp, phản ứng tại chỗ sau tiêm phổ biến nhất là đau (0,6%). Có 15 ca tử vong, các ca tử vong đều có tiền sử không tiêm huyết thanh, vắc xin kháng dại. Kết luận: Có 50345 ca tiêm phòng bệnh Dại cho người bị phơi nhiễm. Công tác tiêm phòng Dại đã được thực hiện tốt, tỷ lệ có tác dụng phụ rất thấp 0,6% sau tiêm. Các trường hợp đã tiêm đều có kết quả dự phòng tốt. Những bệnh nhân tử vong đều có tiền sử chưa tiêm.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý điều trị bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Số liệu được thu thập từ trung tâm y tế huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tổng số bệnh nhân được quản lý và điều trị tại TTYT huyện Phú Lươnglà 1560, 100% bệnh nhân đều có sổ quản lý điều trị, có 88,3% bệnh nhân đi kiểm tra thường xuyên 1 tháng/ 1 lần có 03 cán bộ phụ trách tham gia quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ, 100% các bệnh nhân đều được tư vấn trước điều trị. Kết quả điều trị: Giá trị trung bình HbA1C là 6,41 ± 1,05%. Mức độ kiểm soát HbA1C tốt chiếm 67,6%. Giá trị trung bình của glucose máu lúc đói là 5,86 ± 0,71 mmol/l. Mức độ kiểm soát đường huyết lúc đói tốt chiếm 77,2% . Mức độ kiểm soát lipid khá tốt: Mức độ tốt Triglycerid đạt 47,2%; Cholesterol TP đạt 71,2% và LDL-C đạt 72,8%. Kết luận: Công tác quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ tại TTYT huyện Phú Lương đã được triển khai khá tốt.
Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là 405 bệnh nhân nội trú của bệnh viện. Kết quả: Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khả năng tiếp cận là 87,4%. Tỷ lệ hài lòng về sự minh bạch về thông tin và thủ tục khám chữa bệnh, điều trị là 93,8%. Tỷ lệ hài lòng về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh là 80,7%. Tỷ lệ người bệnh hài lòng về thái độ ứng xử và phương tiện phục vụ người bệnh là 80,7%. Kết luận và khuyến nghị: Vẫn còn một số người bệnh chưa hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viên do vậy bệnh viện cần tiếp tục thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng dịch vụ để nâng cao sự hài lòng của người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý sức khỏe cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý tỉnh Cao Bằng năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tình trạng sức khỏe cán bộ đương chức tương đối tốt: Sức khỏe loại B1 là chủ yếu (50,3%), tiếp theo là loại B2 (49,1%). Loại A chiếm tỷ lệ thấp hơn (0,6%). Tình trạng sức khỏe CB hưu chưa tốt: Sức khỏe loại B2 là chủ yếu (66,0%), tiếp theo là loại C (19,6%). Chung cho tất cả cán bộ tỉnh: Tỉ lệ cán bộ có sức khỏe loại A là 0,2%, loại B1 là 26,3%, loại B2 là 59,8%, loại C là 12,5% và loại D là 1,2%. Bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (66,5%), tiếp theo là các bệnh: bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipit máu (58,1%), bệnh tiêu hóa 24,3%, bệnh mắt 23,4%. Một số yếu tố liên quan: Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, giới, dân tộc, đối tượng là cán bộ đang đương chức với tình trạng sức khỏe. Kết luận: Thực trạng sức khỏe của cán bộ đương chức tỉnh Cao Bằng tốt. Các cán bộ về hưu sức khỏe chưa tốt. Có mối liên quan giữa tuổi, giới, dân tộc, đối tượng đương chức với tình trạng sức khỏe.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.