Tóm tắt Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt khối tá tụy hiện nay vẫn là phương pháp điều trị triệt để trong ung thư vùng đầu tụy. Phẫu thuật cắt khối tá tụy nạo hạch triệt để (PTCKTTNHTĐ) giúp cải thiện thời gian sống còn sau mổ, tuy nhiên còn ít nghiên cứu trong nước về vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt để trong điều trị ung thư vùng đầu tụy" nhằm đánh giá độ an toàn, tính khả thi của phương pháp này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca. Người bệnh ung thư vùng đầu tụy được phẫu thuật tại khoa Ngoại Gan Mật Tụy bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 81 người bệnh được phẫu thuật cắt khối tá tụy nạo hạch triệt để. Tuổi trung bình là 54,3 ± 9,4, trung vị là 55 tuổi, tỉ lệ Nữ: Nam là 0,76. Tỉ lệ di căn hạch đối với ung thư vùng đầu tụy là 39,5%. Thời gian mổ trung bình là 409 phút, lượng máu mất trung bình trong mổ là 386 ml. Tỉ lệ biến chứng chung sau mổ là 48,1%. Có 1 TH (1,23%) tử vong. Có 9 TH (11,1%) có tai biến chảy máu trong mổ. Thời gian sống còn toàn bộ là 38,62 ± 2,55 tháng. Thời gian sống còn không bệnh là 35,94 ± 2,88 tháng. Tỉ lệ sống còn sau 1 - 2 - 3 - 4 năm đối với ung thư vùng đầu tụy lần lượt là 81,1% - 62% - 56,1% - 56,1%. Hai yếu tố tiên lượng tái phát sớm sau PTCKTTNHTĐ đối với ung thư vùng đầu tụy bao gồm xâm lấn mạch máu và thần kinh vi thể. Kết luận: Phẫu thuật cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt để là phẫu thuật an toàn với tỉ lệ biến chứng chấp nhận được. Kết quả lâu dài giúp cải thiện thời gian sống còn của người bệnh. Từ khóa: Cắt khối tá tuỵ, ung thư vùng đầu tụy, nạo hạch triệt để. Abtracts Introduction: Pancreaticoduodenectomy is still the radical treatment of periampularys cancer. Pancreaticoduodenectomy with radical lymphadenectomy improves postoperative survival, however, there are few domestic studies on this issue. Therefore, we carried out the study "Applied study of pancreaticoduodenectomy with radical lymphatic dissection in treatment head of pancreatic areas cancer" to evaluate the safety and feasibility of this method. Patients and Methods: Prospective, descriptive case series. Pancreatic head areas cancer patient underwent surgery at the Department of Hepatobiliary and Pancreatic Surgery, Cho Ray Hospital from January 2012 to December 2015. Results: During the study period, 81 patients underwent radical pancreaticoduodenectomy with radical lymph node dissection. The mean age was 54.3 ± 9.4 years, the median age was 55 years, the female: male ratio was 0.76. The rate of lymph node metastasis for pancreatic head areas cancer is 39.5%. The average operative time was 409 minutes, the average blood loss during surgery was 386 ml. The overall complication rate after surgery was 48.1%. There was 1 case (1.23%) death. There were 9 patients (11.1%) had bleeding complications during surgery. The overall survival time was 38.62 ± 2.55 months. The disease-free survival time was 35.94 ± 2.88 months. The survival rate after 1 - 2 - 3 - 4 years for pancreatic head cancer is 81.1% - 62% - 56.1% - 56.1%, respectively. Two prognostic factors for early recurrence include microvascular and neurologic invasion. Conclusions: Pancreaticoduodenectomy with radical lymphadenectomy is a safe operation with an acceptable complication rate. Long-term results improve patient survival time. Keywords: Pancreaticoduodenectomy, head of pancreatic areas cancer, radical lymphadectomy.
Tóm tắt Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt khối tá tụy hiện nay vẫn là phương pháp điều trị triệt Vater, Phẫu thuật nội soi để nhất trong ung thư quanh bóng Vater. Vai trò của phẫu thuật nội soi đã được khẳng định là an toàn và có nhiều ưu điểm so với mổ mở. Cho đến nay đã có nhiều báo cáo về thành công của phẫu thuật này nhưng số lượng còn hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giátính khả thi cũng như kết quả của phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy điều trị ung thư quanh bóng Vater. Phương pháp nghiên cứu: (1) Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy. (2) Xác định tỉ lệ các biến chứng sớm của phẫu thuật cắt khối tá tụy. Nghiên cứu tiến cứu. Từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2017 chúng tôi tiến hành phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy cho các người bệnh ung thư quanh bóng Vater tại khoa Ngoại gan mật tụy bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi ghi nhận kỹ thuật mổ, thời gian mổ, lượng máu mất, tai biến trong mổ và kết quả sau mổ. Kết quả: Trong thời gian 6 tháng, có 25 người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy. Tuổi trung bình là 52, tỉ lệ Nữ: Nam là 1,11:1. Ung thư bóng Vater chiếm 72%, ung thư đầu tụy chiếm 16%, ung thư đoạn cuối ống mật chủ 12%, không có trường hợp ung thư tá tràng D2. Thời gian mổ trung bình là 425 phút, lượng máu mất trung bình là 150 ml. Thời gian nằm viện 7 ngày. Không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Biến chứng rò tụy 2 ca (8%), rò mật 1 ca (4%), viêm phổi 1 ca (4%), không có tử vong sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy là phẫu thuật an toàn với tỉ lệ tử vong thấp và biến chứng chấp nhận được. Đây là một trong những phẫu thuật khó nhưng vẫn có thể thực hiện được với kỹ năng mổ nội soi tốt và có kinh nghiệm mổ mở cắt khối tá tụy. Lựa chọn người bệnh cẩn thận giúp mang lại thành công cho phẫu thuật. Abstract Introduction: Pancreaticoduodenectomy is the radical treatment of periampullary cancer. Laparoscopic surgery has been considered safe and more optimal than open surgery. Although success of this approach has been reported, the number is still limited and it has not been widely popular. Material and Methods: We conducted this study to investigate the feasibility and the short-term outcome of laparoscopic Pancreaticoduodenectomy in treatment of periampullary cancer. Prospective study. From April 2017 to September 2017, we performed laparoscopic Pancreaticoduodenectomy for periampullary cancer at Department of Hepatobiliary and Pancreatic Surgery, Cho Ray hospital. We recorded surgical techniques, operations time, blood loss, intraoperative complications and postoperative results. Results: 25 patients underwent laparoscopic Pancreaticoduodenectomy. Mean age was 52, female: male ratio is 1.11: 1. Ampullary cancer accounts for 72%, head of pancreatic cancer accounts for 16% and distal common bile duct cancer is 12%. There is no case of duodenal cancer. Average operation time was 425 minutes. Average blood loss was 150 ml. Average duration of hospital stay was 7 days. There was no conversion to open surgery. The complications included pancreatic fistula in 2 cases (8%), biliary fistula in 1 case (4%) and pneumonia in 1 case (4%). There was no mortality after surgery. Conclusion: Laparoscopic Pancreaticoduodenectomy is safe with low mortality and acceptable complication rate. This is one of the most difficult operations, but still be feasible with good laparoscopic surgical skills and experience of Pancreaticoduodenectomy. Careful selection for suitable patient helps bringing success for the surgery. Keyword: Pancreaticoduodenectomy, Periampullary cancer, Laparoscopic Surgery
Tóm tắt Đặt vấn đề: Cắt khối tá tụy là một trong những phẫu thuật ổ bụng khó nhất. Việc áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu cho phẫu thuật này gặp nhiều khó khăn với dụng cụ nội soi cổ điển. Phẫu thuật nội soi với robot hỗ trợ giúp phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật robot cắt khối tá tụy Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu các trường hợp cắt khối tá tụy bằng robot tại khoa Ngoại gan mật tụy bệnh viện Chợ Rẫy Kết quả: Trong thời gian tháng 12/2017 đến tháng 3/2019, chúng tôi đã thực hiện 28 trường hợp cắt khối tá tụy bằng robot. Chẩn đoán trước mổ đa số là u bóng Vater (77%), u đoạn cuối ống mật chủ và u đầu tụy lần lượt chiếm 9% và 14%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 522,5 phút. Chuyển mổ mở 2 trường hợp (7,1%). Điểm đau trung bình các ngày hậu phẫu theo VAS là 4. Có 6 trường hợp biến chứng nhẹ (Clavien-Dindo độ 1-2, 21,4%), 4 trường hợp biến chứng nặng (Clavien-Dindo độ 3-4, 14,3%), mổ lại 2 trường hợp (7,1%). Không có tử vong. Thời gian hậu phẫu trung bình là 16,4 ngày. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu tương đồng với kết quả của các tác giả trên thế giới. Phẫu thuật robot cắt khối tá tụy được chứng minh là an toàn và khả thi. Abstract Introduction: Pancreaticoduodenectomy is one of most challenge of abdominal procedures. Application of minimal invasive surgery in this procedure encounters many difficulties with classic laparoscopic instruments. Robot- assisted surgery system refers minimal invasive surgery in pancreaticoduodenectomy easier. Material and Methods: Assess the preliminary results of robotic pancreaticoduodenectomy Results: From December 2017 to March 2019, we performed 28 cases of robotic pancreaticoduodenectomy. Preoperative diagnosis includes authors Vater tumors (77%), distal bile duct tumors (9%) and pancreatic head tumor (14%). Mean operative time was 522,5 minutes. Conversion rate was 7,1% (n=2). Average mean postoperative VAS score was 4. There was 6 cases of mild complications (Clavien-Dindo grade 1-2, 21,4%), 4 cases of severe complications (Clavien-Dindo grade 3-4, 14,3%), Reoperation in 2 cases (7,1%). No case of death was observed. Mean postoperative hospital stay were 16,4 days. Conclusion: Our results are similar to other authors in worldwide so we suggested that robotic pancreaticoduodenectomy was proved to be safe and feasible. Keywords: Laparoscopic D.P.C, Robotic surgery
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.