Nấm Lim xanh (Ganoderma lucidium) thuộc họ nấm gỗ mọc trên thân của cây Lim xanh (Erythrophleum fordii) đã chết. Nấm Lim xanh được khẳng định là loại dược liệu có ích cho sức khỏe con người và được dùng làm thuốc từ lâu đời. Đa số các sản phẩm từ nấm Lim xanh thông dụng hiện nay trên thị trường Việt Nam chủ yếu là nấm quả thể khô hoặc tai nấm khô cắt lát, có rất ít sản phẩm chế biến tiện dụng. Trong nghiên cứu này nấm Lim xanh được nuôi cấy tại phòng nuôi cấy mô Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu đã xác định điều kiện để trích ly các polysaccharide từ nấm Lim xanh nuôi cấy là: thời gian xử lý sóng siêu âm 4 phút, hàm lượng polysaccharide đạt 4,26 mg/g; nồng độ ethanol 80 %, hàm lượng polysaccharide đạt 4,81 mg/g; tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 (g/ml), hàm lượng polysaccharide đạt 4,98 mg/g; thời gian trích ly là 90 phút, hàm lượng polysaccharide đạt 5,32 mg/g; nhiệt độ 80 oC, hàm lượng polysaccharide đạt 5,83 mg/g.
Đã xác định được 14 loài giun đất thuộc 7 giống, 5 họ ở tỉnh Đồng Tháp, cũng chính là những loài điển hình và phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, giống Pheretima (họ Megascolecidae) có số loài nhiều nhất 7 loài (chiếm 50,00%), tiếp theo giống Drawida (họ Moniligastridae) 2 loài (chiếm 14,28%); các giống Lampito (họ Megascolecidae), Perionyx (họ Megascolecidae), Pontoscolex (họ Glossoscolecidae), Gordiodrilus (họ Ocnerodrilidae), Dichogaster (họ Octochaetidae) mỗi giống gặp một loài (chiếm 7,14%).
Sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) là một dược liệu quý. Tuy nhiên quy trình tách chiết chưa được tối ưu hóa. Trong nghiên cứu này sâm xuyên đá được thu mua tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã xác định được điều kiện tách chiết polysaccaride tổng từ thân cây sâm xuyên đá: dung môi ethanol 85%, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/15 (w/v), thời gian tách chiết là 120 phút, nhiệt độ 90oC. Quy trình tách chiết cho hàm lượng polysaccaride tổng số đạt 93,4 (mg/g), dịch chiết cho khả năng chống oxy hóa 109,14 (µg/ml).
Nấm men là loại vi sinh vật nhân thực đơn bào có nhiều ứng dụng trong sản xuất. Những sản phẩm từ quá trình lên men như rượu, bánh mỳ, thức ăn chăn nuôi luôn đòi hỏi những chủng nấm men có hoạt tính tốt, khả năng tăng sinh cao. Bằng các phương pháp phân lập nấm men của Zerihun Tsegaye, phương pháp định danh nấm men đã phân lập và xác định được 2 loài nấm men có khả năng tăng sinh tốt từ các mẫu thực phẩm tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Chủng Trichosporon asahii có khả năng là sinh vật mô hình cho các nghiên cứu sinh học phân tử và y học. Chủng Saccharomyces cerevisiae có khả năng tăng kích thước bột nhào bánh mỳ, cho thấy tiềm năng có thể được ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Cây sâm xuyên đá tên khoa học Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume, lá cây là chất làm se, chát, ngọt, sinh nhiệt, giảm đau, dị ứng, giải nhiệt và thuốc bổ… Hiện nay, sử dụng cây sâm xuyên đá chủ yếu chỉ sử dụng thân, rễ. Vì vậy việc nghiên cứu trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu cho thấy lá sâm xuyên đá có độ ẩm 69,95%, tro 2,15%, tanin 1,25%. Quy trình chế biến trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá Thái Nguyên với các thông số kỹ thuật của các công đoạn chính như sau: Nhiệt độ sấy lá sâm xuyên đá là 70ºC, nghiền nguyên liệu với kích thước 1 < d ≤ 3 mm. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt, cỏ ngọt, lạc tiên và nhân trần được bổ sung với tỷ lệ tương ứng 5%, 10% và 8%. Sản phẩm cho vi sinh vật hiếu khí 6,3.10⁴ vi khuẩn/ g, nấm men – nấm mốc 1,5.103 khuẩn lạc/ g đạt theo TCVN 7975 – 2008 về chè thảo mộc túi lọc.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.