Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị biến chứng viêm ruột thừa tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu 82 trường hợp được phẫu thuật nội soi để điều trị các biến chứng viêm ruột thừa trong 3 năm tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Biến chứng viêm ruột thừa gặp ở cả nam và nữ, tỉ lệ nam/ nữ là 1,4/1. Vị trí thủng ở thân ruột thừa hay gặp nhất (68,3%). Trong phẫu thuật cắt ruột thừa, kẹp gốc ruột thừa bằng hemolock là chủ yếu (90,2%), thời gian mổ trung bình là 65,1± 15,2 phút, thời gian nằm viện trung bình là 5,68 ± 1,2 ngày. Không có tai biến trong mổ, không có tử vong. Tỉ lệ biến chứng là 7,3%. Kết quả tốt là 92,7%, trung bình là 7,3%, xấu 0%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị biến chứng viêm ruột thừa là phẫu thuật ít xâm hại, an toàn và hiệu quả
Sự tập trung giao thông khu vực trường học hiện đang là nguyên nhân gây ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt vào khung giờ cao điểm trong nội thành Hà Nội. Nghiên cứu thực hiện phân tích đặc điểm của từng loại trường từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông trên địa bàn nội thành Hà Nội, để từ đó tìm ra các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra khung giải pháp tổ chức giao thông và các mức ưu tiên áp dụng đối với từng giải pháp tương ứng với từng loại trường nhằm giảm thiểu ùn tắc trong giờ cao điểm khu vực cổng trường. Kết quả nghiên cứu có thể dùng tham khảo trong việc thiết lập các chính sách để đánh giá tác động, tổ chức và quản lý giao thông khu vực trường học. Từ khóa: giao thông đô thị; quản lý giao thông; đánh giá tác động giao thông; ùn tắc giao thông, trường học.
Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật và thời gian sống thêm của ung thư ruột non. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc 45 bệnh nhân ung thư ruột non nguyên phát được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai từ 2012 đến 2016. Đánh giá về chẩn đoán trước mổ, mô bệnh học, kết quả điều trị gần và xa. Kết quả: Bệnh hay gặp ở nhóm 41 đến 60 tuổi, tỉ lệ nam/nữ = 1/1. Chẩn đoán được u trước mổ 64,4%. Giải phẫu bệnh sau mổ: thể saccom cơ trơn gặp nhiều nhất (51,1%), carcinoid gặp ít nhất (4,4%), không có trường hợp u thần kinh ác tính nào. 93,4% thực hiện phẫu thuật triệt để. Kết quả sớm: không có tử vong, 8,9% có biến chứng nhiễm trùng vết mổ. Thời gian sống thêm sau mổ (tính tới năm 2018) trung bình là 71,1 ± 1,98 tháng, trong đó thể ung thư biểu mô tuyến có thời gian sống ngắn nhất, thể u carcinoid có thời gian sống dài nhất, bệnh nhân <30 tuổi có thời gian sống thêm ngắn hơn. Kết luận: Khả năng thực hiện phẫu thuật đối với ung thư ruột non khá tốt, tai biến và biến chứng thấp, thời gian sống thêm tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân và nhất là thể giải phẫu bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi qua hai đường ngực bụng để điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả kết quả 20 trường hợp được phẫu thuật nội soi ngực bụng cắt thực quản do ung thư tại Khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/ 2020 đến tháng 2/2020. Kết quả: Tổng số 20 bệnh nhân nam đầu tiên được phẫu thuật, 100% bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng sấp thì ngực, nằm ngửa, dạng chân ở thì bụng. Tất cả các trường hợp đều thực hiện thành công với 19 trường hợp để miệng nối ở cổ, 1 trường hợp miệng nối trong ngực. Thời gian mổ trung bình 280 ± 20 phút, thời gian nằm viện trung bình là 9,4 ±2,1ngày. Không có tai biến trong mổ. Biến chứng rò miệng nối 1trường hợp (5% ),tràn dịch màng phổi 1 trường hợp (5%). Kết luận: Phẫu thuật nội soi ngực bụng cắt thực quản tạo hình điều trị ung thư thực quản là phẫu thuật ít xâm hại, an toàn và hiệu quả, sau mổ phục hồi sớm, ít có biến chứng nặng.
Nghiên cứu so sánh kết quả phẫu thuật nội soi một lỗ cắt ruột thừa dùng cổng găng tay và mổ nội soi ba lỗ. Phương pháp nghiên cứu là mô tả hồi cứu với tổng số 140 bệnh nhân, được chia 2 nhóm (một lỗ và ba lỗ) tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2021 đến 12/2022. Viêm ruột thừa nặng độ IV và V nhiều hơn ở nhóm mổ 3 lỗ (22,8% so với 8,5%, p = 0,020). Ngày nằm viện của nhóm 1 lỗ và 3 lỗ lần lượt là 2,8 vs 3,7 ngày (p = 0,020). Không khác biệt giữa hai nhóm về thời gian mổ (40,8 vs 42 phút, p = 0,693), tỷ lệ chuyển đổi phương pháp mổ (2,8% vs 0%, p = 0,496), biến chứng (1,4% vs 2,9%, p = 0,513), nhiễm trùng vết mổ (2,9% vs 4,3%, p = 1,000). Thời gian ăn lại nhóm mổ 3 lỗ và nhóm mổ 1 lỗ lần lượt là 2,2 vs 1,5 ngày (p = 0,000). Thời gian mổ của nhóm 1 lỗ giảm dần sau 20 ca đầu lần lượt là 48,3, 39, 36,8 và 37,3 phút. Kết quả cho thấy chuyển mổ nội soi từ 3 lỗ sang 1 lỗ sử dụng cổng găng tay là khả thi, hiệu quả trong điều trị viêm ruột thừa cấp. PTNS một lỗ nên được chỉ định cho các trường hợp chưa có biến chứng nặng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.