Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn trong điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận chưa vỡ bằng phương pháp can thiệp đặt stent graft tại trung tâm chúng tôi sau 3 năm triển khai đi vào thường quy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 35 bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận chưa vỡ được điều trị bằng phương pháp can thiệp đặt stent graft tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 20 trường hợp hồi cứu, 15 trường hợp tiến cứu, theo dõi trong 3 tháng. Kết quả: Nghiên cứu có 6 bệnh nhân nữ, 29 bệnh nhân nam, tuổi trung bình là 70,1. Phình hình thoi chiếm 88,6%, phình hình túi chiếm 8,6% và một trường hợp phình bóc tách chiếm 2,9%. Đường kính của phình mạch trung bình là 62,94 ± 14,11mm. Khoảng cách từ động mạch thận tới cổ phình mạch trung bình là 29,79 ± 11,18mm. Đường kính cổ trung tâm trung bình là 20,35 ± 3,38mm trong đó đường kính lớn nhất là 28,9mm. Đường kính trung bình động mạch chậu chung trái là 17,27mm, động mạch chậu chung phải là 18,1mm. Góc phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận trung bình là 43,3 ± 22,83 độ, góc lớn nhất là 103,8 độ. Phình động mạch chậu kèm theo có 21 trường hợp. Thời gian can thiệp trung bình 148,74 phút, thành công về mặt kỹ thuật đạt 94,3%. Biến cố trong 30 ngày điều trị gặp 4 trường hợp chiếm 11,4%. Về rò mạch sau đặt stent, ngay khi sau khi đặt stent có 2 trường hợp rò mạch loại I, 5 trường hợp rò mạch loại IV, theo dõi trong 3 tháng có một trường hợp rò mạch loại I kèm di chuyển stent cần can thiệp thì hai, 4 trường hợp tắc mạch chi. Kết luận: Kết quả điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận chưa vỡ bằng phương pháp can thiệp đặt stent graft cho kết quả ban đầu khả quan với tỷ lệ thành công cao, không có trường hợp tử vong, tỷ lệ biến chứng thấp, tuy nhiên cần có những đánh giá dài hạn hơn để khẳng định kết quả điều trị tổng thể.
Dụng cụ cố định Heli-FX là một trong những dụng cụ tiên tiến nhất để áp dụng trong can thiệp điều trị phình động mạch chủ bụng cũng như xử lý biến chứng endoleak type IA. Báo cáo của chúng tôi về một ca lâm sàng điều trị thành công biến chứng endoleak type IA sau can thiệp phình động mạch chủ bụng bằng dụng cụ cố định Heli-FX. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 59 tuổi nhập viện vì đau bụng, đã được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận, hình thái tổn thương tương đối khó khăn với góc cổ dưới thận là 73,8 độ và độ dài cổ phình mạch là 15mm, đã được điều trị can thiệp nội mạch đặt stent graft, sau can thiệp một tháng kiểm tra lại bằng chụp CT mạch máu phát hiện endoleak type I phía trung tâm, và di chuyển stent chính khỏi vị trí ban đầu 5mm. Bệnh nhân có chỉ đinh can thiệp bổ sung thì hai phương án đặt thêm stent trung tâm và cố định stent bằng dụng cụ Heli-FX của hãng Medtronic. Can thiệp thành công, sau can thiệp hai tháng kiểm tra lại bằng chụp CT mạch máu không phát hiện endoleak, không phát hiện di chuyển stent. Kết luận: Dụng cụ cố định Heli-FX có thể được sử dụng an toàn trong phòng ngừa chủ động và điều trị biến chứng endoleak type IA cho các bệnh nhân có giải phẫu mạch máu không thuận lợi và đem lại hiệu quả điều trị tốt.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả 4 năm phương pháp đặt stent graft tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Viện Tim mạch- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020, Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Viện Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã điều trị 57 bệnh nhân mắc bệnh lý động mạch chủ bằng phương pháp đặt stent graft. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp theo dõi dọc. Kết quả: Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật 57 (100%), tỷ lệ sống sót: 54 (94,7%), tỷ lệ thông mạch: 55 (96,5%), tỷ lệ can thiệp lại: 0 (0%). Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày: 3 (5,3%), rò stent graft: 2 (3,5%), thiếu máu tuỷ: 2 (3,5%), đột quỵ não: 1 (1,8%), nhiễm trùng: 1 (1,8%). Kết luận: Trong điều trị bệnh lý động mạch chủ, phương pháp đặt stent graft là phương pháp an toàn và hiệu quả cao. Để điều trị triệt để bệnh lý động mạch chủ bằng phương pháp đặt stent graft, phẫu thuật nên được thực hiện trên bàn hybrid và do các bác sĩ ngoại khoa tim mạch thực hiện.
Objective: To evaluate the results of endovascular surgery to treat aortic disease at 108 Military Central Hospital. Subject and method: We conducted a prospective descriptive study of 69 patients undergoing stent graft at 108 Military Central Hospital from 12/2016 to 03/2021. Result: Endpoints: Technical success rate 100% (n = 69); Survival: n = 65 (94.2%); Target vessel patency: n = 67 (97.1%); Re-intervention n = 0 (0%); 30-day in-hospital mortality: n = 3 (4.3%), Endoleak: n = 2 (2.8%), spinal cord ischemia: n = 2 (2.8%), Stroke: n = 2 (2.8%), Infection: n = 1 (1.4%). Conclusion: Endovascular repair to treat aortic disease is a safe and highly effective method. The procedure should be considered in the Hybrid operation room and performed by cardiovascular surgeon- interventional cardiologist.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.