Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tác nhân gây bệnh, tình hình sử dụng kháng sinh và đánh giá tính hợp lý trong lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ 6/2018 đến 4/2019 trên 300 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng tại Khoa Cấp cứu và được điều trị nội trú tại Khoa Hô Hấp hoặc Khoa Hồi sức tích cực. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Kết quả: Chủng vi khuẩn phân lập chủ yếu là Acinetobacter baumannii (37,7%) và Klebsiella pneumoniae (30,4%). Β-lactam đơn trị là liệu pháp sử dụng phổ biến nhất (39% tại Khoa Cấp cứu và 42% tại các khoa lâm sàng). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh phù hợp các hướng dẫn điều trị tại Khoa Cấp cứu và khoa lâm sàng lần lượt là 64,8% và 64,3%. Có 86% bệnh nhân điều trị thành công. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sử dụng kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp tại khoa lâm sàng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ điều trị thành công (OR = 0,209, 95% CI: 0,061-0,711; p=0,012). Kết luận: Các kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ các hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng chưa cao tại cả khoa Cấp cứu và khoa lâm sàng trong dân số nghiên cứu, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng trong thực hành lâm sàng.
Mục tiêu: So sánh sự khác biệt trong kiến thức và thực hành của nam và nữ về rửa tay và đeo khẩu trang trong đại dịch COVID ‐ 19 (bệnh do coronavirus 2019) tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên các bệnh nhân khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020. Các nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Kết quả: Có 1555 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với 804 nam (51,7%) và 751 nữ (48,3%). Giữa hai nhóm nam và nữ có sự khác biệt về độ tuổi, trình độ học vấn và tình trạng việc làm (p < 0,001). Hơn 80% bệnh nhân ở cả hai nhóm nghiên cứu thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng, 83,2% ở nhóm nam và 85,4% ở nhóm nữ (p = 0,230). Gần như tất cả bệnh nhân ở cả hai nhóm đều đeo khẩu trang khi ra ngoài trong tháng trước (98,9% với 98,1%, p = 0,224). Kết luận: Không có nhiều khác biệt về giới trong kiến thức và thực hành rửa tay và đeo khẩu trang trong đại dịch COVID-19.
Mở đầu: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống là một trong những can thiệp quan trọng trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (QLSDKS). Việc chuyển đổi đường dùng kháng sinh ở những bệnh nhân (BN) phù hợp sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng liên quan tới tiêm/truyền, giảm chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm gánh nặng công việc cho nhân viên y tế. Mục tiêu: Khảo sát thực trạng chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống ở BN nội trú tại bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án của BN đủ 18 tuổi trở lên, được chỉ định ít nhất một kháng sinh đường tiêm/truyền từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021 tại khoa Nội Nhiễm, bệnh viện Thống Nhất. Tính hợp lý của việc chuyển đổi kháng sinh được đánh giá dựa trên hướng dẫn chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống theo quyết định 5631/QĐ-BYT. Kết quả: Trong 99 BN được đưa vào nghiên cứu, có 80 BN đủ điều kiện để chuyển đổi sang đường uống. Tỷ lệ BN được chuyển đổi là 44,4%. Tỷ lệ hợp lý chung trong việc chuyển đổi là 43,8%. Thời gian dùng kháng sinh tiêm/truyền và thời gian nằm viện trung vị của BN chuyển đổi ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với BN không chuyển đổi (p <0,001). Kết luận: Tỷ lệ chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống còn chưa cao. Chuyển đổi kháng sinh hợp lý giúp rút ngắn thời gian nằm viện của BN.
Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết là một hội chứng lâm sàng do kết quả của phản ứng viêm mất kiểm soát đối với nhiễm khuẩn dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan. Sử dụng kháng sinh thích hợp cần thiết để đảm bảo kết quả điều trị tích cực. Mục tiêu: Khảo sát và so sánh việc sử dụng kháng sinh, tính hợp lý của kháng sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn trước và sau khi ban hành hướng dẫn kháng sinh, triển khai chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất (ASP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả, so sánh 2 giai đoạn được tiến hành trên bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được chọn ở 2 giai đoạn trước và sau khi triển khai ASP: giai đoạn 1 - từ tháng 01/2018 đến 6/2018 và giai đoạn 2 – từ 10/2019 đến 3/2020. Sự hợp lý của kháng sinh được đánh giá dựa trên phác đồ của Bộ Y tế năm 2015, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bệnh viện Thống Nhất năm 2019 và Sanford guide năm 2020. Kết quả: Có 213 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó 107 bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 106 bệnh nhân ở giai đoạn 2. Beta-lactam và fluoroquinolone là hai nhóm kháng sinh được chỉ định phổ biến nhất. Tỷ lệ lựa chọn kháng sinh kinh nghiệm hợp lý chung tăng từ 49,5% lên 63,2% (p = 0,044). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh kinh nghiệm hợp lý theo kháng sinh đồ của 2 giai đoạn lần lượt là 43,9% và 41% (p =0,752). Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị thành công là 85%. Kết luận: Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh giúp cải thiện tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Thống Nhất.
Mở đầu: Hội chứng vành cấp là nguyên nhân gây ra khoảng 40% ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Hiện có nhiều khuyến cáo chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị hội chứng vành cấp. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn bêta và statin điều trị trong 24 giờ đầu nhập viện và sau xuất viện ở người bệnh hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên người bệnh được chẩn đoán xuất viện nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên, nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên hoặc đau thắt ngực không ổn định tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 04/2020 đến tháng 08/2020. Nội dung khảo sát bao gồm: đặc điểm người bệnh hội chứng vành cấp, đặc điểm dùng thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn bêta, statin và tính hợp lý đối với chỉ định thuốc trong 24 giờ đầu nhập viện và trong đơn thuốc xuất viện. Kết quả: Tuổi trung vị của 174 người bệnh trong nghiên cứu là 64,5 (55–75), 71,3% người bệnh là nam giới. Đa số người bệnh có bệnh mắc kèm, trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (94,8%). Trong 24 giờ đầu nhập viện, tỷ lệ người bệnh được sử dụng hợp lý thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn bêta và statin lần lượt là 62,6; 28,7 và 81,6%. Tỷ lệ hợp lý trong đơn thuốc xuất viện của thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II là 84,5%, của thuốc chẹn bêta là 29,7% và của statin là 87,1%. Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn điều trị cho người bệnh hội chứng vành cấp sau xuất viện cao hơn so với 24 giờ đầu nhập viện. Cần tuân thủ hơn nữa các hướng dẫn điều trị để tối ưu hiệu quả kiểm soát bệnh trên người bệnh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.