Bệnh nhân nam 74 tuổi cấy máy tạo nhịp lần đầu năm 2000 do block nhĩ thất độ ba, được thay máy năm 2008 do máy hết pin. Năm 2020, bệnh nhân được cấy lại máy lần thứ 3 cùng bên do máy hết pin, đặt lại điện cực thất do điện cực cũ tăng ngưỡng tạo nhịp. Trước nhập viện một tháng, bệnh nhân đau răng có sốt, tự điều trị bốn ngày thì đỡ sốt, sau đó bệnh nhân có những đợt sốt nhẹ, hay vã mồ hôi về đêm, tự điều trị kháng sinh không rõ loại có đỡ. Đợt này bệnh nhân tức ngực, vẫn còn những cơn sốt đi khám phát hiện cục sùi lớn bám trên dây điện cực thất nên được chỉ định nhập viện
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm các rối loạn nhịp nhĩ nhanh ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 122 bệnh nhân (BN) mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm được theo dõi định kì tại Viện Tim Mạch– Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 62 ± 16 tuổi, nữ giới 63%, 71/ 122 bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm có rối loạn nhịp nhĩ nhanh chiếm tỉ lệ 58,2% (AHRE 32,8%, rung nhĩ 25,4%). Thời gian mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm trung bình 3 ± 2 năm. Nguy cơ rối loạn nhịp nhĩ nhanh (RLNNN) tăng gấp 2,6 lần nếu bệnh nhân có suy nút xoang, và tăng gấp 0,4 lần ở bệnh nhân có phương thức tạo nhịp lúc khám DDD, với p < 0.05. Thời điểm xuất hiện AHRE , rung nhĩ trên 6 giờ đến 12 giờ sáng chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 85%, 74,2%, với p < 0.05. RLNNN thường không có triệu chứng lâm sàng 75%. Nguy cơ đột quị, TIA của nhóm AHRE > 5.5 giờ cao gấp 0,05 lần so với nhóm AHRE ≤ 5.5 giờ. Kết luận: Rối loạn nhịp nhĩ nhanh thường không có triệu chứng trên lâm sàng, biến cố tắc mạch nguy cơ xảy ra thời lượng cơn AHRE trên 5, 5 giờ với CI 95%( 0,006-0,4), p < 0,05.
Mục tiêu:Tìm hiểu giá trị chẩn đoán của dấu hiệu Chapman trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân có block nhánh trái hoàn toàn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 150 bệnh nhân có điện tâm đồ BNT thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh tại Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai trong đó 79 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT và 71 bệnh nhân không được chẩn đoán NMCT. Sau khi tìm hiểu sự hiện diện của các dấu hiện điện tâm đồ trong chẩn đoán NMCT kèm BNT, nghiên cứu sẽ đánh giá khả năng chẩn đoán của dấu Chapman so sánh với các tiêu chuẩn khác trong chẩn đoán NMCT kèm BNT. Kết quả nghiên cứu: Dấu hiệu Chapman là dấu hiệu thường gặp trên điện tâm đồ ở bệnh nhân có BNT(42%). Dấu hiệu này có độ nhạy 39,2%, độ đặc hiệu 54,9%, giá trị tiên đoán dương 49,2% và giá trị tiên đoán âm 44.8% trong chẩn đoán NMCT kèm BNT. Khi kết hợp với men tim giúp cải thiện độ nhạy lên 100% nhưng làm giảm độ đặc hiệu trong chẩn đoán (47,9 – 49,3%). Khi kết hợp với siêu âm tim giúp cải thiện độ nhạy (67,1 – 74,7%) và độ đặc hiệu tốt (97,2%). Kết luận: Dấu hiệu Chapman là dấu hiệu thường thấy hơn các dấu hiệu khác trên ĐTĐ ở bệnh nhân NMCT kèm BNT. Giá trị chẩn đoán của dấu hiệu này không cao. Khi kết hợp các thông tin lâm sàng, men tim, siêu âm tim sẽ cải thiện khả năng chẩn đoán.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý tim ở bệnh nhân hội chứng WPW có cơn rung nhĩ và So sánh đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý tim ở bệnh nhân Wolff - Parkinson - White có và không có cơn rung nhĩ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trong 49 đối tượng bao gồm 18 bệnh nhân có cơn rung nhĩ trên lâm sàng hoặc trong thăm dò điện sinh lý và 31 bệnh nhân mắc hội chứng Wolff – Parkinson – White. Các bệnh nhân được chọn phù hợp với yêu cầu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy trong nhóm rung nhĩ ở hội chứng WPW: tuổi thường gặp 49,2 ± 15,6 tuổi, nam chiếm tỷ lệ cao 72,3%, nhóm bệnh tim mạch kèm theo là THA, chức năng nút xoang và dẫn truyền trong tim bình thường, thời gian trơ của đường phụ ngắn, chiều xuôi 247,7 ± 29,0, chiều ngược 279,0 ± 24,0 P< 0,05. Một đường phụ và vị trí bên phải là thường gặp ở nhóm có rung nhĩ. Kết luận: Giới tính nam, các bệnh kèm theo tăng huyết áp, cường giáp, thời gian trơ của đường dẫn truyền phụ ngắn có thể là các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự xuất hiện của rung nhĩ ở hội chứng WPW.
Đặt vấn đề: Lọc máu chu kỳ ngày càng phổ biến do số lượng bệnh nhân suy thận tăng nhanh; tuy nhiên có nhiều tai biến đặc biệt liên quan đến tỉ lệ rối loạn nhịp cao. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn nhịp tim và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận được lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng & phương pháp: 51 bệnh nhân suy thận đang lọc máu tại bệnh viện Bạch Mai và không mắc bệnh cấp tính. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,4±12,7 tuổi; tỉ lệ nữ cao hơn so với nam giới (58,8% so với 41,2%); phần lớn có thời gian lọc máu 5-10 năm (35,3%) và trên 10 năm (35,3%). Tỉ lệ rối loạn nhịp tim trên holter điện tâm đồ 24 giờ(80,4%): rối loạn nhịp trên thất (NTT nhĩ đơn lẻ: 41,2%; NTTnhĩ chùm đôi: 15,7%, nhịp nhanh xoang ≥ 50%: 3,9%, nhịp nhanh kịch phát trên thất: 5,8%, cơn rung nhĩ: 9,8%); rối loạn nhịp thất (NTT thất nhịp đôi: 11,8%, nhịp ba: 7,8%, đa dạng, phức tạp: 7,8%, chùm đôi, chùm ba: 5,9%, dạng R/T: 3,9%, cơn nhịp nhanh thất không bền bỉ: 6,9%). Tỉ lệ rối loạn nhịp cao hơn ở nhóm có THA, ĐTĐ, thiếu máu. Kết luận: Tỉ lệ rối loạn nhịp cao ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có liên quan đến tăng huyết áp, thiếu máu và rối loạn điện giải.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.