Ngày này, công nghệ đã trở thành một phương tiện quan trọng cho người dạy và người học trong học ngoại ngữ nói chung và rèn luyện phát âm Tiếng Anh nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu về hiệu quả của việc sử dụng padlet đối với việc rèn luyện phát âm tiếng Anh với sinh viên của trường Cao đẳng Bắc Kạn. Tác giả sử dụng phương pháp thực nghiệm với nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Hai công cụ nghiên cứu là bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm và phiếu điều tra. Kết quả cho thấy điểm kiểm tra sau thực nghiệm của sinh viên nhóm đối chứng không thay đổi nhiều so với điểm kiểm tra trước thực nghiệm. Trái lại, điểm kiểm tra sau thực nghiệm của sinh viên nhóm thực nghiệm cao hơn so với điểm kiểm tra trước thực nghiệm. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu từ phiếu điều tra sau thực nghiệm lấy ý kiến của sinh viên việc sử dụng ứng dụng Padlet đối với rèn luyện phát âm Tiếng Anh. Điểm số của sinh viên trong bài kiểm tra sau thực nghiệm tăng lên đáng kể và số liệu từ phiếu điều tra cho thấy việc sử dụng ứng dụng padlet có hiệu quả cao đối với rèn luyện phát âm cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đối với việc áp dụng các phương pháp giảng dạy phát âm tiếng Anh mới cho sinh viên trường Cao đẳng Bắc Kạn.
Nghiên cứu này thiết kế bộ điều khiển trượt dựa vào hàm hyperbolic tangent (SMC-tanh) để điều khiển trực tiếp công suất máy phát điện gió nguồn kép. Đây là loại máy điện ba pha không đồng bộ với cuộn dây rotor hở có thể được cấp điện bằng điện áp bên ngoài và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công suất cao. Bộ điều khiển đề xuất được thiết kế để đảm bảo công suất thực tế của máy phát điện nguồn kép bám theo công suất mong muốn trong thời gian hữu hạn. Hàm herperbolic tangent được sử dụng để giảm hiện tượng dao động tần số cao (còn gọi là chattering) quanh mặt trượt. Tính ổn định của hệ thống được chứng minh bằng lý thuyết Lyapunov. Các kết quả mô phỏng với MATLAB/Simulink cho thấy hiệu quả của bộ điều khiển đề xuất với độ vọt lố là 0(%), sai số xác lập hội tụ về 0, thời gian tăng, thời gian xác lập của công suất hiệu dụng và công suất phản kháng tương ứng là 0,002(s), 0,0031(s) và 0,002(s), 0,0036(s).
Đặt vấn đề: Thai trứng xâm lấn (TTXL) là bệnh thuộc tân sinh nguyên bào nuôi thai kì (TSNBNTK), một trong số ít những bệnh lý ác tính có thể điều trị khỏi, thậm chí khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn xa hơn, có di căn ở cơ quan khác. Phẫu thuật cắt tử cung mặc dù không phổ biến nhưng cũng là phương pháp xem xét điều trị ban đầu cho những bệnh nhân TSNBNTK chưa di căn và không còn mong muốn có thêm con hoặc kháng hóa trị. Mục Tiêu: Xác định tỷ suất cần phải hóa trị cứu vãn sau phẫu thuật cắt tử cung ở trường hợp TTXL và yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Lấy mẫu toàn bộ các trường hợp có kết quả giải phẫu bệnh (GPB) là TTXL tại bệnh viện Từ Dũ từ 1/2016 – 12/2020. Kết quả: Sau 12 tháng theo dõi kể từ thời điểm phẫu thuật cắt tử cung có 47 trường hợp cần hóa trị cứu vãn. Tỷ suất này là 24.87% (KTC 95%: 18.88-31.66). Áp dụng mô hình phân tích đa biến, nồng độ β-hCG 2 tuần sau phẫu thuật > 1900 mIU/mL (HR = 4.30, KTC 95%: 2.08-8.87) và hóa dự phòng sau hút nạo thai trứng (HR = 2.75, KTC 95%: 1.20-6.30) làm tăng nguy cơ áp dụng hóa trị cứu vãn. Hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật làm giảm nguy cơ (HR = 0.43, KTC 95%: 0.22-0.83). Kết luận: Mặc dù tất cả các trường hợp đều được phẫu thuật cắt tử cung toàn phần, 24.87% bệnh nhân cần thêm hóa trị cứu vãn để đạt lui bệnh. Điều này cho thấy tính chất ác tính của bệnh lí TTXL, không đơn thuần là sự xâm lấn tại chỗ của tế bào nuôi. Hóa trị hỗ trợ ngay sau cắt tử cung đóng vai trò quan trọng trong giảm tỷ lệ cần phải hóa trị cứu vãn.
Cải cách Minh Trị là một trong những cuộc cải cách mang tính lịch sử của Nhật Bản. Cuộc cải cách toàn diện từ trên xuống này đã đem đến sự phát triển vượt bậc cho Nhật Bản, giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành quốc gia thuộc địa phương Tây. Một trong những chuỗi cải cách quan trọng, giúp cho cục diện cải cách Minh Trị thành công là cải cách giáo dục. Bài viết này bàn về những chuyển đổi trong tư tưởng giáo dục cốt lõi, định hướng mục tiêu giáo dục mang tầm quốc gia thời Minh Trị (1868-1912). Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử nhằm mục đích nghiên cứu sự chuyển biến của lí niệm giáo dục Nhật Bản trong sự vận động, thay đổi của xã hội thời Minh Trị. Ngoài ra, bài viết cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lí niệm giáo dục với chính sách – tổ chức – hạ tầng giáo dục. Mối quan hệ biện chứng này được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các cuộc cải cách giáo dục trong suốt 47 năm thời Minh Trị mỗi khi có sự thay đổi trong lí niệm giáo dục.
Bộ điều khiển trượt vi tích phân tỷ lệ cho robot di động đa hướng được thiết kế và đánh giá trong bài báo này. Đây là loại robot được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp với nhiều ưu điểm như linh hoạt trong các mô hình chuyển động, có khả năng di chuyển tự do theo các hướng. Bộ điều khiển trượt vi tích phân tỷ lệ được thiết kế đảm bảo quỹ đạo thực tế của robot hội tụ về quỹ đạo mong muốn trong thời gian hữu hạn và giảm hiện tượng chattering quanh mặt trượt. Tính ổn định của hệ thống được chứng minh dựa vào lý thuyết ổn định Lyapunov. Các kết quả mô phỏng với MATLAB/Simulink cho thấy hiệu quả của bộ điều khiển đề xuất với độ vọt lố, thời gian tăng, thời gian xác lập của xw là 1,963(%), 0,045±0,001(s), 0,28(s) và của ywlà 0,505(%), 0,160±0,001(s), 0,231(s), sai số xác lập hội tụ về 0 và giảm hiện tượng chattering.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.