Đặt vấn đề: Viêm phổi là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới mức độ nặng và kết quả điều trị viêm phổi. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi trên trẻ suy dinh dưỡng cấp từ 2 tháng đến 5 tuổi. 2) Xác định mối liên quan giữa mức độ nặng suy dinh dưỡng cấp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực trên 72 trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi có suy dinh dưỡng cấp. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất bao gồm thở nhanh (97,2%), rút lõm ngực (63,9%), bú kém hoặc ăn uống kém (58,3%), rale ở phổi (88,9%). Đặc điểm cận lâm sàng với bạch cầu ≥15.000/mm3 (66,7%), bạch cầu trung tính ≥60% (41,7%), CRP ≥10 mg/L (61,1%). Mức độ nặng SDD cấp liên quan có ý nghĩa thống kê với bú kém (p=0,002), tím tái (p=0,002), phối hợp kháng sinh (p<0,0001), hỗ trợ hô hấp (p=0,028), nuôi ăn nhân tạo (p=0,001), chuyển khoa HSTC (p=0,001), thời gian nằm viện >10 ngày (p=0,005). Chưa có sự liên quan giữa mức độ nặng SDD cấp với triệu chứng thở nhanh (p=0,408), rút lõm ngực (p=0,777), số lượng bạch cầu (p=0,248), tỷ lệ bạch cầu trung tính (p=0,783), CRP (p=0,094). Kết luận: Trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng mắc viêm phổi nặng cao hơn trẻ suy dinh dưỡng cấp vừa (p<0,0001). Mức độ nặng suy dinh dưỡng cấp có liên quan với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị. Do đó, cần đặt vấn đề đánh giá, phát hiện và điều trị kịp thời suy dinh dưỡng cấp có thể làm giảm tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
Đặt vấn đề: Vệ sinh tay đúng thời điểm được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh và làm giảm 30-50% nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện ở người bệnh. Vì vậy thực hành vệ sinh tay của sinh viên là rất quan trọng góp phần dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện và nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng thực hành vệ sinh tay của sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 104 sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4 đang học tại Trường. Kết quả: Thực hành vệ sinh tay trong quá trình chăm sóc người bệnh của sinh viên điều dưỡng chỉ đạt mức trung bình. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại các thời điểm cần vệ sinh tay của sinh viên là 57,5%. Tỷ lệ vệ sinh tay đúng của sinh viên là 42,8%. Lý do phổ biến nhất khiến sinh viên không tuân thủ vệ sinh tay là do thiếu các điều kiện cần để vệ sinh tay như bồn rửa tay, cồn hay xà phòng rửa tay và khăn lau tay. Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ và thực hành vệ sinh tay đúng kỹ thuật của sinh viên điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Do đó cần có thêm các khóa huấn luyện về vệ sinh tay, tăng cường giám sát, kiểm tra việc tuân thủ hướng dẫn về vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh.
Đặt vấn đề: Học trực tuyến đã được triển khai rộng rãi trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát và cũng như trong giai đoạn hiện nay vì những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, hiểu biết về những rào cản học trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục y khoa, cụ thể là giáo dục điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các yếu tố rào cản học trực tuyến của sinh viên điều dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 245 sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2021-2022. Kết quả: Điểm rào cản học trực tuyến là 3,32 ± 0,68; nhóm rào cản về môi trường có điểm số cao nhất, kế đến là nhóm rào cản về tâm lý và sự tương tác, cuối cùng là rào cản về kinh tế. Có mối liên quan giữa rào cản học trực tuyến với tuổi, tình trạng hôn nhân, hệ đào tạo, số học phần học trực tuyến/học kỳ và tần suất tập trung khi tham gia học trực tuyến. Kết luận: Rào cản học trực tuyến của sinh viên điều dưỡng ở mức trung bình. Các nhà quản lý và giáo dục điều dưỡng cần quan tâm đến thực trạng này cũng như các yếu tố liên quan để có biện pháp thích hợp.
Đặt vấn đề: Thực hành chăm sóc là yếu tố cốt lõi thể hiện năng lực của người điều dưỡng và đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp có năng lực thực hành nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội thì việc đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của sinh viên điều dưỡng năm thứ 4 - những người sẽ trở thành điều dưỡng trong tương lai gần - là vô cùng quan trọng. Mục tiêu: Đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của sinh viên điều dưỡng trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 65 sinh viên điều dưỡng năm thứ 4 đang học tập tại Trường. Kết quả: 61,5% sinh viên điều dưỡng có năng lực thực hành chăm sóc tốt theo chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Sinh viên thực hiện tốt nhất các kỹ thuật chăm sóc an toàn, hiệu quả; tuy nhiên năng lực xử trí các tình huống cấp cứu và đảm bảo chăm sóc liên tục chỉ đạt mức trung bình. Kết luận: Năng lực thực hành chăm sóc của sinh viên điều dưỡng đạt mức tốt, tuy nhiên năng lực xử trí tình huống cấp cứu và đảm bảo chăm sóc liên tục vẫn còn hạn chế. Do đó, sinh viên cần được tập trung hướng dẫn và gắn việc đào tạo kiến thức với thực hành lâm sàng để phát triển khả năng phát hiện, xử trí tình huống cấp cứu.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.