Kinh nghiệm nghiên cứu của thế giới chỉ ra rằng việc sử dụng các loại bột đá thu hồi (BĐTH) thay thế bột khoáng (BK) đá vôi là khả thi, và có nhiều loại BĐTH có nguồn gốc từ đá gốc khác nhau có thể sử dụng hiệu quả cho hỗn hợp bê tông nhựa (BTN). Một số nghiên cứu thực nghiệm bước đầu về việc sử dụng BĐTH thay thế BK đá vôi ở điều kiện trong phòng thí nghiệm cũng đã được thực hiện. BĐTH sử dụng có cùng nguồn gốc với cốt liệu đá trong hỗn hợp BTN, là loại đá magma có đặc tính bazơ, với hàm lượng thành phần hóa học của hai loại ôxit chủ yếu là SiO2 43.17% và CaO 13.46%. Khi sử dụng BĐTH, bước đầu đã có những tín hiệu tích, các chỉ tiêu về độ cứng và nhiệt độ hóa mềm đều có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng BĐTH. Độ rỗng dư Va của hỗn hợp BTN đạt giá trị tốt hơn ở các mức 25% và 100% hàm lượng BĐTH, giá trị nhỏ nhất của Va ứng với tỷ lệ 25% BĐTH. Kết hợp với chỉ số của độ kim lún và nhiệt độ hóa mềm thì có thể tạm thời thấy rằng hàm lượng BĐTH sử dụng 25% đang cho những tín hiệu tương đối khả quan về khả năng sử dụng cho hỗn hợp bê tông nhựa.
Kinh nghiệm nghiên cứu của thế giới chỉ ra rằng việc sử dụng các loại bột đá thu hồi (BĐTH) thay thế bột khoáng (BK) đá vôi là khả thi, và có nhiều loại BĐTH có nguồn gốc từ đá gốc khác nhau có thể sử dụng hiệu quả cho hỗn hợp bê tông nhựa (BTN). Một số nghiên cứu thực nghiệm bước đầu về việc sử dụng BĐTH thay thế BK đá vôi ở điều kiện trong phòng thí nghiệm cũng đã được thực hiện. BĐTH sử dụng có cùng nguồn gốc với cốt liệu đá trong hỗn hợp BTN, là loại đá magma có đặc tính bazơ, với hàm lượng thành phần hóa học của hai loại ôxit chủ yếu là SiO2 43.17% và CaO 13.46%. Khi sử dụng BĐTH, bước đầu đã có những tín hiệu tích, các chỉ tiêu về độ cứng và nhiệt độ hóa mềm đều có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng BĐTH. Độ rỗng dư Va của hỗn hợp BTN đạt giá trị tốt hơn ở các mức 25% và 100% hàm lượng BĐTH, giá trị nhỏ nhất của Va ứng với tỷ lệ 25% BĐTH. Kết hợp với chỉ số của độ kim lún và nhiệt độ hóa mềm thì có thể tạm thời thấy rằng hàm lượng BĐTH sử dụng 25% đang cho những tín hiệu tương đối khả quan về khả năng sử dụng cho hỗn hợp bê tông nhựa.
Mở đầu: Hiện nay tỉ lệ người bệnh (NB) tại các Khoa Hồi sức tích cực (HSTC), đặc biệt là những người bệnh cần thông khí nhân tạo bị biến chứng và tử vong vẫn còn cao. Một số những nguyên nhân chính là do tình trạng NB nằm lâu tại giường, không được tập vận động sớm, đặc biệt là tập đi đứng sớm. Chương trình tập vận động, đặc biệt là đi đứng sớm góp phần mang lại nhiều lợi ích cho NB thở máy tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả của chương trình này đối với nhóm người bệnh trên tại Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả của chương trình tập vận động đi đứng sớm cho người bệnh thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca được tiến hành tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 06/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả: Nghiên cứu gồm 30 người bệnh, nam chiếm 56,7% với độ tuổi trung bình là 64,93 ± 17,43 tuổi. Thời gian bắt đầu tập đi đứng sớm trung bình là 4,13 ± 3,14 ngày; thời gian thở máy trung bình là 8,27 ± 6,14 ngày, thời gian điều trị ở Khoa Hồi sức tích cực trung bình là 11,27 ± 6,98 ngày; thời gian điều trị tại bệnh viện trung bình là 21,3 ± 6,9 ngày. Tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm viện là 0%. Điểm Perme trung bình trước khi tập đi đứng là 17,93 ± 4,23 điểm, tại thời điểm rời Khoa Hồi sức tích cực là 25,17 ± 3,68 điểm, sự cải thiện điểm Perme trung bình là 7,23 ± 3,66 điểm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có biến cố nào được ghi nhận trong quá trình tập. Kết luận: Trong nghiên cứu này, chương trình tập vận động sớm và đi đứng sớm có vẻ giúp rút ngắn thời gian thở máy, thời gian điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và cải thiện khả năng sống còn, cải thiện được chức năng cũng như khả năng vận động cho người bệnh thở máy
Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm và hiệu quả của việc sử dụng bê tông cốt sợi thép tính năng siêu cao (UHPSFRC) cho việc nâng cao khả năng kháng chấn của nút khung biên dưới tác dụng của tải trọng lặp. Thí nghiệm được thực hiện trên ba mẫu S1, S2 và S3, trong đó S1 là mẫu bê tông cốt thép thông thường được thiết kế theo tiêu chuẩn Eurocode 8 [1] với cấp độ dẻo cao (DCH), hai mẫu còn lại có sử dụng bê tông cốt sợi thép tính năng siêu cao UHPSFRC trong vùng nút khung. Các kết quả thực nghiệm ban đầu cho thấy việc sử dụng bê tông UHPSFRC cho vùng nút khung của mẫu S2, S3 nâng cao về khả năng chịu lực là 15,8% và 19,7%, chuyển vị tăng 25% và làm tăng đáng kể biến dạng cắt của nút khung trước khi phá hoại.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.