Đặt vấn đề - Mục tiêu: Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tử vong của sơ sinh đủ tháng nhiễm khuẩn huyết được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2019-2021). Phương pháp: Can thiệp lâm sàng và đánh giá hiệu quả của một phác đồ điều trị Kết quả: Có 85 trẻ nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng. Tỷ lệ sống 69,4%, di chứng thần kinh 1,2%, tử vong và nặng xin về 30,6%. Nhóm nhiễm khuẩn sớm có tỷ lệ tử vong ở cao hơn (36,5%) nhóm nhiễm khuẩn muộn (21,1%). Tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ nhiễm vi khuẩn Gram âm là 40,9%, nhiễm Gram dương 12,1%, nhiễm nấm 50%. Yếu tố liên quan kết quả điều trị: thở máy tuyến trước, thở máy và đặt catheter trung tâm tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sốc nhiễm khuẩn, bạch cầu < 4x109 tế bào/L, tiểu cầu < 100x109 tế bào/L. Kết luận: Tỷ lệ tử vong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh còn cao. Các yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh gồm thở máy, đặt catherter trung tâm, sốc nhiễm khuẩn, bạch cầu < 4x109 tế bào/L, tiểu cầu < 100x109 tế bào/L.
Mục tiêu: Mô tả nguyên nhân phản vệ và đặc điểm lâm sàng theo nhóm nguyên nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 129 trẻ phản vệ tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2017 đến 7/2021. Kết quả: 63,6% trẻ dưới 1 tuổi; tỷ lệ nam/nữ: 1,4/1, trong đó 64,3% người bệnh được chuyển lên từ các cơ sở y tế. Thuốc là nguyên nhân gây phản vệ cao nhất: 62,8%, vắc xin: 18,6%, thức ăn: 14%, côn trùng đốt 3,9%... Các triệu chứng lâm sàng của phản vệ đa dạng theo nhóm nguyên nhân: do thuốc biểu hiện ở tuần hoàn (91%) và thần kinh (88%); do vắc xin biểu hiện ở hệ tuần hoàn (92%), thần kinh (96%); do thức ăn và côn trùng biểu hiện nhiều ở da và niêm mạc (100%; 100%). Căn nguyên thuốc và vắc xin thường gây phản vệ mức độ nặng, độ 3 (64,2%; 54,2%) và độ 4 (12,3%; 8,3%). Kết luận: Thuốc là nguyên nhân gây phản vệ chủ yếu. Phản vệ do thuốc và vắc xin biểu hiện triệu chứng nhiều ở hệ tuần hoàn, thần kinh và thường ở mức độ nặng. Phản vệ do thức ăn và côn trùng chủ yếu gây triệu chứng ở niêm mạc.
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị ngộ độc chì ở trẻ em do sử dụng “thuốc cam”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang trên 89 trẻ, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ 6/2012 đến 6/2021. Kết quả: 60,7% trẻ dưới 1 tuổi; 47,2% trẻ được bôi vì tưa miệng. Triệu chứng lâm sàng: thay đổi tri giác (40,4%), co giật (48,3%), da xanh (82%), nôn (61,8%), tiêu chảy (29,2%). Cận lâm sàng: 80% xquang có tăng cản quang đầu xương dài; giãn não thất 9,4%; xuất hiện sóng động kinh trên điện não đồ 19,4%. Dịch não tủy biến đổi với protein tăng cao (1,64 ± 1,36 g/l) trong khi tế bào bình thường hoặc tăng nhẹ (9,8 ± 24,89 bạch cầu). Nồng độ chì máu trung bình lúc nhập viện 108,39 ± 55,8 µg/dl. Sau 30 ngày điều trị nồng độ chì máu giảm 49,7%, sau 1 năm giảm 71,3% và chì niệu đã tăng thải nhanh tại T5 và T30 với giá trị cao nhất là 5,664 mg/l. Tỷ lệ tử vong là 6/89 trẻ (6,7%). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc chì thường gặp là co giật, thay đổi tri giác và thiếu máu. Biến đổi dịch não tủy theo kiểu protein tăng, tế bào bình thường. Nồng độ chì máu giảm dần và chì niệu tăng dần trong quá trình điều trị. Tỷ lệ tử vong là 6,7%
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.