Ngày nhận bài: 25.02.2016 Ngày nhận đăng: 12.6.2016 TÓM TẮT Hiệu quả bảo vệ gan của cao methanol rễ cây Ô rô trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl 4 ) được khảo sát thông qua hiệu quả giảm enzyme chỉ thị chức năng gan là ALT (alanine aminotransferase) và AST (aspartate aminotransferase). Chuột được gây tổn thương gan bằng CCl 4 pha trong dầu olive với tỷ lệ 1:4 với liều uống là 0,2 ml/ lần/ ngày và uống mỗi ngày trong thời gian 4 tuần (hoặc 8 tuần). Hiệu quả bảo vệ gan của cao methanol rễ cây Ô rô được thực hiện bằng cách cho chuột uống cao Ô rô nồng độ 15, 30 và 45 mg/kg trọng lượng chuột sau 1 giờ uống CCl 4 . Silymarin là chất có khả năng bảo vệ gan thương mại được sử dụng như đối chứng dương. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 4 tuần thí nghiệm hàm lượng AST giảm lần lượt 86,6%, 86,3%, 85,3%, ALT giảm lần lượt 83,9%, 83,8%, 81,4%. Sau 8 tuần thí nghiệm kết quả cho thấy cao Ô rô ở nồng độ 30 mg/kg trọng lượng chuột có hàm lượng AST giảm 95,1% và ALT giảm 94,4% cao hơn so với nhóm chuột được uống cao Ô rô ở hai nồng độ còn lại. Hiệu quả bảo vệ gan của rễ cây Ô rô có thể so sánh tương đương với sylimarin khi sử dụng liều 16 mg/kg trọng lượng. Tiêu bản hiển vi lát cắt ngang gan chuột cho thấy tế bào gan của nhóm chuột được điều trị bằng rễ Ô rô nồng độ 45 mg/kg phục hồi đáng kể so với nhóm chuột không được điều trị. Kết quả định tính thành phần hóa học xác định rễ Ô rô chứa các hợp chất alkaloid, flavonoid, triterpenoid, steroid, glycoside và phenol. Từ khóa: Bảo vệ gan, kháng oxy hóa, enzyme ALT, enzyme AST, Ô rô, tetrachloric carbon (CCl 4 )MỞ ĐẦU Gốc oxy hóa tự do (reactive oxygen species, ROS) và các gốc tự do khác là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn dẫn đến nhiều bệnh ở người như: bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư (Bahramikia et al., 2008). Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng carbon tetrachloride (CCl 4 ) là nguyên nhân gây tổn thương gan liên quan đến sự tăng quá mức các gốc tự do. Đây là nguyên nhân phá hủy cấu trúc gan dẫn đến sự phóng thích các enzyme gan vào trong vòng tuần hoàn (Rabeh and Oboraya, 2014). Mặt khác, việc sử dụng các thuốc được tổng hợp hóa học được biết có nhiều tác dụng phụ và gây tổn thương gan, ảnh hưởng đến sự tái tạo tế bào gan (Adewusi et al., 2010). Chính vì vậy, cần nghiên cứu các thuốc mới điều trị các bệnh về gan bổ sung hoặc thay thế các thuốc hiện có. Giới thực vật được biết là nguồn hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học có thể ứng dụng để làm thuốc rất đa dạng và phong phú. Hơn 25% các thuốc hiện nay được chiết xuất từ thực vật (Sharma et al., 2009;Rahmatullah et al., 2009). Các thực vật có khả năng bảo vệ gan thường chứa các hợp chất như phenol, coumarin, lignan, monoterpene, carotinoid, glycoside, flavanoid, acid hữu cơ, lipid, alkaloid và xanthene (Sharma et al., 2009). Phần lớn các thực vật được sử dụng điều trị các bệnh về gan theo y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thường thiếu hoặc chưa được chứng minh một cách khoa học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học nguồn thực vật có khả năng bảo vệ gan là rất cần th...
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.