Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả điều trị, độ an toàn và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp sóng cao tần (RFA).Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu khảo sát 67 u trên 58 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp RFA tại Bệnh viện Bạch mai 2021-2022. Hiệu quả điều trị bước đầu được đánh giá bằng tỉ lệ đáp ứng điều trị hoàn toàn trên phim CHT gan, mật sau 1-3 tháng và 6 tháng điều trị. Kết quả: Có 67 u trên 58 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp RFA qua da. Kích thước u trung bình là 31,2 ± 7,4mm. Tỉ lệ đáp ứng điều trị hoàn toàn sau 3 tháng điều trị chiếm 95.5% và sau 6 tháng là 91.0%. Các khối u kích thước lớn hơn 30mm cần kết hợp điều trị TACE và RFA trong điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Kết luận: Đốt song cao tần là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân HCC.
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla đánh giá tăng sinh mạch ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan sau TACE có đối chiếu với chụp DSA. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân u gan được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tế bào gan và điều trị bằng TACE, đồng thời được chụp cộng hưởng từ xóa nền 3.0 Tesla từ 6/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 40 bệnh nhân với 57 khối u được đánh giá tăng sinh mạch trên CHT có so sánh với kết quả chụp ĐMG, kết quả chẩn đoán của CHT xóa nền với: độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% ; trong khi đó CHT động học là 90,9%; 69,2%; 90,9%; 69,2%; chuỗi xung DWI là 97,7%; 61,5%; 89,6%; 88,9%. Như vậy cho thấy CHT xóa nền có sự gia tăng đáng kể về độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rất lớn với p< 0,01. Kết luận: CHT động học và chuỗi xung DWI có giá trị tốt trong chẩn đoán khối u tăng sinh mạch sau TACE, tuy nhiên giá trị tăng lên rõ rệt nhờ CHT xóa nền, đặc biệt ở các tổn thương có tín hiệu cao trước khi sử dụng thuốc tương phản với độ nhạy 100%; độ đặc hiệu 100%; PPV 100%; NPV 100% (tương đương với chụp DSA). Vì vậy, cần thêm CHT xóa nền vào trong quy trình chụp CHT trong quá trình theo dõi sau TACE
TÓM TẮTGiãn tĩnh mạch thực quản-dạ dày là nguyên nhân chính gây xuất huyết hiêu hóa cao ở bệnh nhân xơ gan. Nút tắc tĩnh mạch ngược dòng bằng plug (PARTO) là kĩ thuật xâm nhập tối thiểu, an toàn, hiệu quả cầm máu, ngăn ngừa tái phát cao trong bệnh lý giãn tĩnh mạch dạ dày đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn quốc. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm của búi giãn tĩnh mạch dạ dày là phương pháp cần được thực hiện trước khi canthiệp PARTO.Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên cắt lớp vi tính đa dãy và phân loại theo Kiyosue. 2. Đối chiếu cắt lớp vi tính đa dãy với DSA hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở các bệnh nhân có can thiệp ngược dòng PARTO.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện mô tả hồi cứu cắt ngang trên 91 bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch dạ dày vào viện vì xuất huyết tiêu hóa được chụp MSCT trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2020. Đặc điểm hình ảnh tĩnh mạch dạ dày, tĩnh mạch thực quản, bàng hệ của hệ cửa, tĩnh mạch thận trái được mô tả và phân loại búi giãn theo Kiyosue trên MSCT và đối chiếu với chụp mạch trên nhóm bệnh nhân được can thiệp ngược dòng PARTO.Kết quả: Trong số 91 trường hợp giãn tĩnh mạch dạ dày; đa số đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn ở mức độ trung bình từ 5-10mm (51 bệnh nhân), được cấp máu chủ yếu từ nhánh vị trái (84 bệnh nhân) và dẫn lưu về tĩnh mạch thực quản (60 bệnh nhân). Đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn đo được trên MSCT có tương quan với số nhánh tĩnh mạch đến và không có tương quan với số nhánh tĩnh mạch đi. Các búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu thuộc phân loại type 2B (~22%). Trong số 91 trường hợp, có 58 trường hợp có shunt vị thận, 2 trường hợp có shunt vị chủ, trong đó có 21 trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng phải tiến hành can thiệp PARTO; có 02 trường hợp không có shunt vị thận nhưng có xuất huyết tiêu hóa nặng phải tiến hành nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng PVTO. Đối với nhóm bệnh nhân được can thiệp PARTO thì đường kính shunt vị thận đo được trên CLVT và đo được trên DSA không có sự khác biệt với p=0,083.Kết luận: Búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu được cấp máu từ nhánh vị trái, và được dẫn lưu bởi tĩnh mạch thực quản và shunt vị thận. Khảo sát hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày là cần thiết để xét có chỉ định PARTO hay không, để lựa chọn vật liệu phù hợp và tiên lượng hiệu quả của can thiệp PARTO.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.