Mục tiêu: Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời triệt căn ung thư cổ tử cung giai đoạn III tại bệnh viện K và một số tác dụng không mong muốn của phác đồ trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu có theo dõi dọc trên 76 bệnh nhân ung thư cổ tử cung (UTCTC) giai đoạn III (FIGO 2018) tại bệnh viện K, được xạ trị khung chậu bằng kĩ thuật 3D-CRT đồng thời với hóa chất phác đồ Cisplatin hàng tuần, theo sau đó là xạ trị áp sát suất liều cao từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018. Tiêu chí chính là tỷ lệ sống thêm không bệnh (DFS) 3 năm, tiêu chí phụ là các độc tính muộn của phác đồ. Kết quả: Tỷ lệ sống thêm không bệnh 3 năm là 67,5%. U xâm lấn âm đạo 1/3 dưới, đường kính ngắn hạch chậu ≥ 15mm, di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng là các yếu tố độc lập liên quan đến DFS. Tỷ lệ độc tính muộn độ 1,2 và độ 3,4 trên tiêu hóa và tiết niệu lần lượt là 44,7%; 18,4%; 9,2%; 2,6%. Kết luận: Hóa xạ trị đồng thời triệt căn trên bệnh nhân UTCTC giai đoạn III với xạ trị áp sát suất liều cao đem lại tỷ lệ sống thêm không bệnh 3 năm khả quan trong khi các độc tính muộn trên hệ tiêu hóa, tiết niệu ở mức chấp nhận được.
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả nhóm bệnh nhân ung thư hạ họng giai đoạn III- IVB được điều trị bằng phác đồ xạ trị điều biến liều kết hợp đồng thời Cisplatin tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đối tượng và phương pháp ngiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 45 bệnh nhân ung thư hạ họng giai đoạn III- IVB tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ 01/2020 - 03/2022.Các bệnh nhân được xạ trị điều biến liều kết hợp đồng thời Cisplatin mỗi 3 tuần. Kết quả:Tuổi trung bình 58,20±8,13, 100% bệnh nhân là nam. Tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn nuốt chiếm 73,3% và triệu chứng tự sờ thấy hạch cổ 20,0%. Khối u ở vị trí xoang lê (75,56%),Có 15 (33,3%) bệnh nhân giai đoạn III và 30 (66,7%) bệnh nhân giai đoạn IVA-B. Tỷ lệ sống còn toàn bộ tại thời điểm 12 tháng và 24 tháng lần lượt là 88,8% và 40,6%; tỷ lệ sống không bệnh tại thời điểm 12 tháng là 57,7%. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ sau hóa xạ trị là 48,9%, tỷ lệ đáp ứng 1 phần là 46,7%. Độc tính nặng trên hệ tạo huyết (Gr 3-4): giảm bạch cầu trung tính 13,3% (6BN), hạ tiểu cầu là 4,4 % (2BN), không có bệnh nhân nào chịu tác dụng phụ Gr 3-4 trên gan, thận. Viêm da, viêm niêm mạc Gr ≥2 lần lượt là 24,44% và 37,77%. Kết luận:Phác đồ cho tỷ lệ đáp ứng tốt, an toàn, độc tính chấp nhận được.
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân Ung thư trực tràng tại Bệnh viện K từ 06/2018 đến 10/2021. Đánh giá kết quả hóa xạ trị trước mổ ung thư trực tràng bằng kỹ thuật điều biến liều thể tích hình cung (VMAT) kết hợp Capecitabin đường uống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, cỡ mẫu thuận tiện. Kết quả: Tuổi trung bình 58,6 tuổi. Tuổi thường gặp từ 51 - 70 chiếm 76,6%. Tỉ lệ nam/nữ : 1,4. Thời gian phát hiện bệnh ≤ 6 tháng chiếm 84,9%. Triệu chứng hay gặp trong UTTT gồm đi ngoài phân lẫn máu 87,2%. Khối u di động một phần chiếm 65,5%. Ung thư biểu mô tuyến chiếm 100%, thể nhầy chiếm 14,8%. Giai đoạn T3 chiếm 61,8%, T4 chiếm 29,1%. Sau điều trị chu vi u giảm chiếm 70,9%. Tỉ lệ hạ thấp giai đoạn 64,1%. Tỉ lệ phẫu thuật triệt căn 100%, trong đó UTTT thấp bảo tồn cơ thắt 16,4%. Đáp ứng trên MBH chiếm 90,9%. Kết luận: Tuổi trung bình hay gặp 58,6. Tỉ lệ nam/nữ: 1,4. Thời gian phát hiện bệnh ≤ 6 tháng chiếm 84,9%. Triệu chứng cơ năng hay gặp: đi ngoài phân lẫn máu, chiếm 87,2%. Di động một phần chiếm 74,5%. Giai đoạn T3 chiếm 64,8%, T4 chiếm 35,2%. U cách rìa hậu môn < 6 cm chiếm 72,6%. Hạ thấp giai đoạn chung 64,1%. Tăng tỷ lệ phẫu thuật triệt căn 100% và phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn đạt 16,4%. Đáp ứng chung trên mô bệnh học là 90,9 %. Trong đó đáp ứng hoàn toàn là 10,9%. Độc tính chỉ gặp độ 1, độ 2 với tỉ lệ thấp.
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả xạ trị bằng kỹ thuật 3D-CRT và VMAT ở bệnh nhân hoá xạ đồng thời ung thư thực quản tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 60 bệnh nhân điều trị hoá xạ đồng thời ung thư thực quản bằng kỹ thuật 3D-CRT và VMAT tại bệnh viện K từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 54,4 ±7,0 (43-69). Tỷ lệ nam/nữ là 59/1. Tỷ lệ nuốt nghẹn 91,7%. Có 46 (76,7%) bệnh nhân giai đoạn T3, 14 (23,3%) bệnh nhân ở giai đoạn T4. Thể giải phẫu bệnh của các bệnh nhân là ung thư biểu mô vảy (100%). Các thông số bao phủ liều đến PTV (thể tích xạ kế hoạch – Planning target volume) của xạ trị VMAT so với 3D-CRT: V95: 98,4% - 94,35%, V110: 0,15% – 5,35%. Dmax tại tuỷ và da VMAT thấp hơn so với 3D-CRT. Liều tại phổi (V5,V20) và tại tim (V40) VMAT thấp hơn so với 3D-CRT.Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ sau hóa xạ trị là 48,3%, tỷ lệ đáp ứng 1 phần là 41,7%, tỷ lệ bệnh không đổi là 10%. Độc tính trên hệ huyết học là hạ bạch cầu (6%), hạ tiểu cầu (1,7%). Độc tính viêm da do xạ trị (58,4%), viêm thực quản do xạ trị (18,3%), độc tính viêm phổi do xạ trị (3,3%), không ghi nhận độc tính trên hệ tim mạch. Kết luận: Xạ trị ung thư thực quản bằng kỹ thuật VMAT và 3D-CRT cho kết quả tốt và an toàn, kỹ thuật VMAT cho thấy tập trung liều xạ tốt hơn và ít độc tính hơn kỹ thuật 3D-CRT.
Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị ung thư thực quản giai đoạn không mổ được bằng hóa xạ trị đồng thời phác đồ FOLFOX và CF; độc tính và tác dụng không mong muốn của phác đồ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có nhóm chứng trên 102 bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn không mổ được điều trị hóa xạ trị đồng thời chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị với phác đồ FOLFOX và nhóm chứng điều trị với phác đồ CF kết hợp tia xạ liều 50Gy/5 tuần, phân liều 2Gy/ngày. Kết quả: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng ở nhóm nghiên cứu là 90,1%, 64,7% và 45,1%; ở nhóm chứng là 84,3%, 54,9% và 39,2%; p = 0,56. Sống thêm toàn bộ trung bình là 19,9 ± 0,81 tháng so với 18,4± 0,79 ở nhóm chứng, p = 0,67; sống thêm không tiến triển trung bình là 18,5± 0,89 tháng so với 17,2± 0,90 ở nhóm chứng, p = 0,59. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị là kích thước u, giai đoạn bệnh, gián đoạn điều trị và sự đáp ứng điều trị. Độc tính (huyết học , gan , thận, các cơ quan khác) đa phần gặp độ I, II. Kết luận: Phác đồ FOLFOX so với phác đồ CF cho hiệu quả tương đương về tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống thêm toàn bộ cũng như sống thêm không tiến triển và có phần trội hơn trên nhóm bệnh nhân giai đoạn muộn; đồng thời phác đồ FOLFOX ít ảnh hưởng lên toàn trạng, chức năng thận và ít gây buồn nôn, nôn, rụng tóc một cách rõ rệt so với phác đồ CF.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.