Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm bẩn trong lòng giếng, thiết bị lòng giếng ở một số mỏ dầu tại Việt Nam chủ yếu do quá trình sa lắng các muối vô cơ. Trong đó, sa lắng các muối vô cơ tại các giếng thường xảy ra trong quá trình khai thác với lưu lượng chất lưu cao, độ ngập nước lớn và áp suất vùng cận đáy giếng cũng như trong lòng giếng sụt giảm nghiêm trọng. Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá cơ chế các muối vô cơ có gốc carbonate, sulfate được hình thành trong vỉa chứa, vùng cận đáy giếng do sự không tương thích giữa nguồn nước và sự quá bão hòa trong quá trình các nguồn nước tương tác với đá vỉa. Quá trình thay đổi thủy động lực học từ vỉa chứa vào giếng - đặc biệt là quá trình suy giảm áp suất đột ngột, làm các ion có khả năng tạo ra các muối vô cơ gây lắng đọng và bám dính lên thành giếng và thiết bị lòng giếng khai thác - được VPI nghiên cứu và làm rõ cơ chế. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh quá trình thay đổi thủy động lực học trong giếng là nguyên nhân chính tạo thành các muối sa lắng vô cơ gốc carbonate. Một số hệ hóa phẩm gốc acid có tác dụng hòa tan tốt lên hệ sa lắng trong lòng giếng có thể giúp phục hồi hoặc gia tăng sản lượng khai thác của giếng. Dựa trên cơ chế sa lắng muối vô cơ thực tế tại các giếng khai thác, các giải pháp xác định mức độ ảnh hưởng và xử lý đã được nhóm tác giả nghiên cứu áp dụng tại bể Cửu Long.
Sau khi đạt sản lượng đỉnh trong giai đoạn 2002 - 2003, sản lượng khai thác của mỏ Bạch Hổ đến nay đã giảm mạnh xuống còn khoảng 2 triệu tấn/năm. Để đảm bảo hiệu quả khai thác trong giai đoạn suy giảm sản lượng hiện nay, các nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng công nghệ gia tăng hiệu quả khai thác và hệ số thu hồi dầu trở nên đặc biệt cấp thiết đối với tầng móng - đối tượng vẫn đang đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng khai thác của Bạch Hổ. Bài báo giới thiệu triển vọng áp dụng công nghệ nano cho tăng cường thu hồi dầu, đồng thời trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo, đánh giá khả năng áp dụng hệ hóa phẩm kết hợp nanosilica biến tính và chất hoạt động bề mặt cho tăng cường thu hồi dầu trong điều kiện khai thác của tầng móng mỏ Bạch Hổ.
Tình trạng nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng, thiết bị lòng giếng và trong giếng khai thác có thể do dung dịch khoan gây ra trong quá trình khoan mở vỉa tầng sản phẩm; hoặc do trong quá trình khai thác xuất hiện hiện tượng cát xâm nhập, độ ngập nước tăng cao, lắng đọng paraffin, asphaltene, lắng đọng cặn sa lắng vô cơ; do sự thay đổi lớn và đột ngột về các thông số động học như áp suất và nhiệt độ tại vùng cận đáy giếng làm thay đổi tính chất lý hóa, phá vỡ trạng thái cân bằng pha của các lưu thể, hoặc quá trình tạo nhũ tương, thay đổi tính dính ướt và mối quan hệ dòng chảy.Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng hoạt động của các giếng khai thác để xác định nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng của các giếng ở bể Cửu Long. Trên cơ sở xác định được cơ chế nhiễm bẩn chính là do quá trình hình thành các muối vô cơ với phần nhỏ kết dính của cặn hữu cơ và quá trình dịch chuyển các khoáng vật sét, hạt mịn gây bít nhét, cản trở dòng chảy của chất lưu khai thác tại các mỏ, nhóm tác giả đề xuất giải pháp tối ưu xử lý vùng cận đáy giếng cho các giếng khai thác dầu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Các giải pháp xử lý acid tối ưu cho vùng cận đáy giếng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả khai thác và phục vụ công tác quản lý, điều hành mỏ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.