“…Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phân tích, ứng dụng dữ liệu vệ tinh Himawari-8 đã được thực hiện, điển hình là các nghiên cứu: (1) [1] đã nghiên cứu, ứng dụng thuật toán mặt nạ mây (Cloud Mask Product) để đưa ra các sản phẩm pha, loại và độ cao đỉnh mây; (2) Trung tâm Vệ tinh Khí tượng (MSC) thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã phát triển và cung cấp một sản phẩm có tên là HCAI (High-resolution Cloud Analysis Information), bao gồm năm yếu tố: mặt nạ mây, mặt nạ băng tuyết, loại mây, độ cao đỉnh mây và thông tin kiểm soát chất lượng [2]; (3) Năm 2016, [3] đã giới thiệu tài liệu trình bày các thuật toán cơ bản trong việc xây dựng sản phẩm xác định độ cao đỉnh mây, độ bao phủ mây, dạng/lọai mây, thử nghiệm cho ra kết quả tính toán nhiệt độ đỉnh mây, độ cao đỉnh mây, độ che phủ mây, loại mây với kết quả tốt; (4) sản phẩm mưa vệ tinh GSMaP (Global Satellite Mapping Precipitation) được cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Nhật Bản (JAXA-Japan Aerospace Exploration Agency) phát triển, cung cấp một sản phẩm mưa toàn cầu với độ phân giải cao theo không gian và theo thời gian [4]; (5) [5] đã nghiên cứu để thử nghiệm so sánh các phương pháp ước tính lượng mưa dựa trên dữ liệu Himawari-8, một số phương pháp ước tính lượng mưa được thử nghiệm trong nghiên cứu này là AE, CST, CSTM, IMSRA. Nonlinear Relation và Nonlinear Inversion, dựa trên kết quả phân tích định lượng, người ta biết rằng IMSRA là phương pháp tốt nhất có thể được áp dụng để ước tính lượng mưa trong thời kỳ mùa đông của Muarateweh và Palangka Raya (Indonesia); (6) Trong hội thảo về dự báo tức thời ổ dông đối lưu, Dixon [6] đã giới thiệu phương pháp xác định các ổ mây dông và phương pháp ngoại suy hướng và tốc độ di chuyển của chúng, được sử dụng cho các nước như: Hoa Kì, Mexico, Đài Loan, Brazil, Úc… Trong nước, có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý dữ liệu vệ tinh điển hình như: (1) Năm 2018 [7] Với đặc điểm địa lý và khí hậu, trên khu vực ĐBSC mưa-dông chủ yếu là do hệ thống mây đối lưu gây ra, nên nghiên cứu này sẽ tập chung giới thiệu phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu vệ tinh Himawari-8 để tạo ra các sản phẩm phân loại mây, ước lượng lượng mưa, tính toán sự di chuyển của các khối mây đối lưu, từ đó đưa ra các dự báo, cảnh báo mưa-dông kịp thời và hiệu quả cho các khu vực thuộc ĐBSCL.…”