Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *vh_bac@yahoo.com TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này, hàm lượng hyaluronic acid (HA) từ sụn cá nhám (Carcharhinus sorrah), sụn cá đuối (Dasyatis kuhlii) và da cá ba sa (Pangasius bocourti) tươi được xác định tương ứng là 1,5 (±0,27)%; 1,2 (±0,19)%; 0,34 (±0,09)%, hàm lượng HA từ sụn cá nhám, cá đuối và da cá ba sa khô được xác định tương ứng là 4,7 (±0,32)%; 4,3 (±0,35)% và 0,7(±0,08)%. Chúng tôi đã xác định được các điều kiện tối ưu cho hoạt động của enzyme ENV (Neutrase của hãng Novozyme, Đan Mạch, có hoạt tính ~1 IU/ml), thủy phân sụn và da cá để chiết rút HA: xương sụn cá nhám (nhiệt độ: 60ºC; pH: 6; thời gian thủy phân:18 giờ; tỷ lệ thủy phân: 1,25 IU ENV/30g sụn tươi). Xương sụn cá đuối (nhiệt độ: 65ºC; pH: 6; thời gian thủy phân: 30 giờ; tỷ lệ thủy phân: 1,5 IU ENV/30g sụn tươi). Da cá ba sa: (nhiệt độ: 65ºC; pH: 6; thời gian thủy phân: 30 giờ, tỷ lệ thủy phân: 1,5 IU ENV/15g da cá ba sa tươi).Từ khóa: Da cá basa, hyaluronic acid, protease, sụn cá đuối, sụn cá nhám.
MỞ ĐẦUHiện nay, HA đã được sử dụng rộng rãi trong các loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng khác nhau và đang ngày càng được mở rộng ứng dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Ở Việt Nam đã và đang nhập khẩu thuốc chứa thành phần HA để điều trị bệnh viêm khớp, chống lão hóa, xóa nếp nhăn làm đẹp da như (Duovital của CHLB Đức, Havital-HA drink của Thụy Sỹ với giá thành rất cao), nhưng chưa có đơn vị nào trong nước sản xuất được HA để phục vụ trong y dược.Ngành chế biến thủy sản trong nước và trên thế giới hàng năm thải ra một lượng lớn các phụ phế phẩm cần được xử lý hoặc chế biến tiếp. Phụ phẩm thủy sản thường là nội tạng, đầu, xương, da... Để giải quyết một lượng lớn phụ phẩm như hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới đang có xu hướng tận thu phần phụ phẩm để chế biến thành các sản phẩm có giá trị gia tăng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các nguyên liệu từ sụn và da của động vật như: trong sụn lợn [11], sụn cá [5], da của lợn [12], da cá đuối Raja radula [3] đều có thành phần HA. Hàm lượng HA từ sụn và da không cao so với các nguồn nguyên liệu từ mào gà hay vi khuẩn, nhưng việc nghiên cứu tận thu HA từ phế thải da cá ba sa và sụn cá đuối, các nhám từ các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam không những giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn làm tăng giá trị của thủy sản và các nguồn nguyên liệu từ biển.Mục đích của nghiên cứu này là điều tra khả năng thu nhận HA từ xương sụn cá đuối, cá nhám và da cá ba sa sống tại các vùng biển Việt Nam bằng công nghệ sinh học. Việc sử dụng enzyme thay thế các chất hóa học rất cần thiết vì giảm độ độc hại trong khi sản xuất cũng như tăng chất lượng của chế phẩm HA. Nghiên cứu chiết rút HA từ nguyên liệu thủy sản sẽ là bước khởi đầu tạo ra công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng chứa HA tại Việt Nam để ứng dụng trong y dược.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUXương sụn cá đuối (Dasyatis kuhlii), cá nhám (Carcharhinus sorrah) được thu thập từ phế thải ở các nhà máy chế biến thủy sản Hải Phòng do Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng cung cấp. Da cá b...