Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay phẫu thuật nội soi với những ưu điểm vượt bậc dần thay thế mổ mở truyền thống để xử lý các khối u thận tại chỗ T1-2. Mặc dù vậy ngay cả ở giai đoạn T1-2 vấn đề cắt thận triệt căn hay bán phần vẫn còn nhiều tranh cãi. Với các khối u ở giai đoạn muộn hơn mổ mở vẫn là tiêu chuẩn để điều trị, tuy nhiên phẫu thuật nội soi đang cho thấy có thể từng bước thay thế mổ mở trong các trường hợp này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và tiến cứu 191 người bệnh ung thư biểu mô tế bào thận được nội soi sau phúc mạc cắt thận triệt căn từ tháng 01/2013 đến tháng 03/2021.
Kết quả: Thời gian mổ dài nhất ở giai đoạn 3 và nhóm nạo vét hạch mở rộng. Các biến chứng trong mổ và sau mổ, thời gian nằm viện, thời gian dùng giảm đau không có sự khác biệt giữa giai đoạn I, II và III cũng như giữa nhóm nạo vét hạch mở rộng với nhóm còn lại. Số hạch trung bình trong nhóm nạo vét hạch là: 3.9 ± 2.3 hạch. Tỷ lệ sống không bệnh sau 5 năm ở 3 giai đoạn lần lượt là: 99%, 94.7% và 87.3%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 5 năm ở 3 giai đoạn lần lượt là: 100%, 97,7% và 94.23%. Điểm R.E.N.A.L trung bình của khối u ở giai đoạn T1,2 là 9.3.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt thận triệt căn chỉ định cho những khối u T1-2 không thích hợp với cắt thận bán phần và các khối u ở giai đoạn T3a. Với các khối u ở giai đoạn T3b chỉ định mổ nội soi được cân nhắc kĩ dựa trên lựa chọn ở từng người bệnh cụ thể.
Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào thận, cắt thận triệt căn,cắt thận bán phần, phẫu thuật nội soi.
Abstract
Introduction: Currently, laparoscopic surgery with outstanding advantages gradually replaces traditional open surgery to treat local tumors (T1-2). However, even at stage T1-2, the question of radical or partial nephrectomy is still controversial. For tumors at a later stage, open surgery is still the standard for treatment, however, laparoscopic surgery is showing that it can gradually replace open surgery in these cases.
Subjects and methods: Retrospective and prospective description of 191 renal cell carcinoma patients undergoing retroperitoneal laparoscopic radical nephrectomy from January 2013 to March 2021.
Results: The longest operation time in the 3rd stage and the extend lymph node dissection group. Intraoperative and postoperative complications, length of hospital stay, and painkiller time did not differ between stages I, II and III as well as between the lymph node dissection group and the other group. The average number of lymph nodes in the lymph node dissection group was: 3.9 ± 2.3 lymph nodes. The disease-free survival rate after 5 years in 3 stages is: 99%, 94.7% and 87.3%, respectively. Overall survival rate after 5 years in 3 stages are: 100%, 97.7% and 94.23%, respectively. The mean R.E.N.A.L score of tumors at T1,2 stage was 9.3.
Conclusion: Laparoscopic radical nephrectomy is indicated for T1-2 tumors not suitable for partial nephrectomy and T3a stage tumors. With tumors at stage T3b, the indication for laparoscopic surgery is carefully considered based on the selection in each specific patient.
Keywords: Renal cell carcinoma, radical nephrectomy, partial nephrectomy, laparoscopic surgery.