Đến Tòa soạn: 15/6/ 2016; Chấp nhận đăng: 29/10/2016
TÓM TẮTBằng phương pháp kết tủa theo lớp đã thu được màng đơn và đa lớp chứa polyhexamethylguanidine, chitosan, dimethylchitosan và carboxymethylcellulose. Hình thái học của các màng phủ này được nghiên cứu với việc sử dụng kính hiển vi nguyên tử (AFM), góc tiếp xúc được xác định bởi phương pháp giọt tĩnh. Đã chỉ ra được khả năng hình thành các màng phủ đa lớp chứa các polysaccharide với bề mặt nhẵn đồng nhất và không khiếm khuyết (chỉ số độ nhám < 0,5 nm). Đã xác lập được rằng, tất cả các đơn và đa màng có tính háo nước: góc biên thấm ươt < 40 grad.Từ khóa: màng mỏng, polysaccharide; polyhexamethyleneguanidine, AFM, độ nhám, góc biên thấm ướt.
ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay, việc bảo vệ các vật liệu và các chi tiết khỏi sự phá hủy của vi sinh là nhiệm vụ quan trọng trong các ngành công nghiệp. Đối với các nước phát triển, chi phí cho việc khắc phục các sự cố do quá trình phá hủy sinh học tốn hàng tỷ USD [1] trong đó có tới gần 40 % trường hợp phá hủy sinh học xảy ra do vi sinh.Hiện nay, nghiên cứu chế tạo màng có tác dụng kháng khuẩn bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi sự phá hủy sinh học là một phương pháp bảo vệ vật liệu hiệu quả và đang thu hút được nhiều nhà hóa học và sinh học [2 -7]. Theo báo cáo, quá trình chế tạo màng bọc này được tiếp cận theo hai hướng [2]. Hướng thứ nhất được các nhà khoa học quan tâm là chế tạo các màng đa lớp có chứa các biocide khác nhau, các biocide này hoặc là liên kết chặt chẽ với bề mặt vật liệu -qua đó bảo vệ bề mặt khỏi vi khuẩn, hoặc là có khả năng kháng vi sinh vật, tự phân hủy sinh học và đảo thải ra ngoài môi trường. Để thực hiện chức năng bảo vệ bề mặt khỏi sự phá hủy