Nghiên cứu được tiến hành dựa trên lý thuyết tự quyết nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực học tập, và trì hoãn trong học tập ở sinh viên. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện với 341 sinh viên có độ tuổi trong khoảng từ 19 đến 26. Trong đó, nam chiếm 11.7% và nữ chiếm 88.3%. Mức độ thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, các loại động lực học tập, và mức độ trì hoãn trong học tập được đo lường bởi các thang đo. Kết quả phân tích tương quan cho thấy trì hoãn trong học tập có tương quan nghịch chiều với các loại động lực học tập tự chủ và mức độ thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản. Phân tích đường dẫn cho thấy sự thỏa mãn nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ góp phần làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu năng lực, qua đó làm giảm tình trạng thiếu động lực học tập đồng thời làm tăng động lực hướng đến thành tựu, và dẫn tới mức độ trì hoãn học tập thấp hơn. Các kết quả nghiên cứu ửng hộ giả thuyết của lý thuyết tự quyết về vai trò của việc đáp ứng các nhu cầu tâm lý cơ bản nhằm thúc đẩy động lực bên trong. [The study was conducted based on the self-determination theory to examine the relationships between the satisfaction of basic psychological needs, academic motivation, and academic procrastination among students. The sample was a convenient ?one with 341 students aged between 19 and 26. In particular, males accounted for 11.7% and females accounted for 88.3%. The level of satisfaction of basic psychological needs, the types of academic motivation, and the level of academic procrastination were measured by several scales. The results of correlation analysis showed that the academic procrastination was negatively correlated with autonomous academic motivations and the level of the satisfaction of basic psychological needs. Path analysis showed that the satisfaction of relatedness and autonomy needs contributed to the satisfaction of competence need, thereby reducing amotivation and increasing intrinsic motivation towards achievement which lead to lower levels of academic procrastination. The findings supported the hypothesis of self-determination theory about the role of meeting basic psychological needs in order to promote intrinsic motivation.]