Đến Toà soạn: 22/2/2013; Chấp nhận đăng: 10/11/2013 TÓM TẮT β-glucan khối lượng phân tử thấp (LMWβG) và dung dịch oligoβ-glucan đã được chế tạo bằng phương pháp hấp thủy nhiệt kết hợp với phương pháp chiếu xạ tia gamma Co-60. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã được xác định bằng sắc kí gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT giảm khi tăng thời gian hấp, nồng độ H 2 O 2 và liều xạ. Đối với LMWβG KLPT giảm từ 296.600 Da xuống 44.400 Da khi nồng độ H 2 O 2 tăng từ 0 lên tới 10 % và đối với oligoβ-glucan KLPT giảm từ 56.700 xuống còn 7.100 Da khi chiếu xạ dung dịch β-glucan/1 % H 2 O 2 tại liều xạ 16 kGy . Cá rô phi được cho ăn thức ăn có bổ sung LMWβ và oligoβ-glucan ở hàm lượng 100 mg/kg thức ăn trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Streptococcus agalactiae để khảo sát hiệu ứng kích kháng bệnh. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan có hiệu ứng kích kháng bệnh cao hơn LMWβ và tại hàm lượng 150 mg/kg thức ăn, tỉ lệ cá sống sót sau khi gây nhiễm bệnh đạt cao nhất (76,75 %) đối với oligoβ-glucan Từ khóa: β-glucan, oligoβ-glucan, miễn dịch, gamma Co-60.
MỞ ĐẦUCác chất kích thích hệ miễn dịch đã được sử dụng rộng rãi trong các trang trại để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.. Sự tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh này không phải là sự tăng cường đáp ứng miễn dịch cụ thể mà bằng cách tăng cường các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu tế bào và miễn dịch dịch thể. Men β-1,3 glucan đã được chứng minh là chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn Vibrio anguillarum, Vibrio salmonica, Yersinia ruckeri, Edwardsiella tarda và Aeromonas hydrophila trong một số loài cá như cá chép Cyprinus carpio [1], cá hồi Đại Tây