“…Các nghiên cứu về dầm có liên kết dị hướng chịu tác dụng của tải trọng động còn ít và chưa được đa dạng. Gần đây có: Nguyễn Xuân Đại [1], phân tích ứng xử động lực học kết cấu đường sắt không Ballast qua mô hình một và hai bậc tự do, trong đó các thành phần đế cao su, đệm tà vẹt, đệm ray đều được mô hình giống như các lò xo hai chiều có thêm thành phần cản nhớt tham gia vào; Z. Celep và các cộng sự [2], tính tác dụng động của dầm dài hữu hạn trên nền dị hướng một chiều; Lin Lin và cộng sự [3], tính dầm trền nền đàn hồi chịu tác dụng của tải trọng di động bằng phương pháp giải tích có kể đến sự tách đáy dầm khỏi nền đàn hồi; Diego Froio và các cộng sự [4], phân tích dầm trên nền phi tuyến, dưới tác dụng của tải trọng thay đổi theo thời gian di động; P. Castro Jorge và các cộng sự [5], tính tác dụng của dầm hai đầu liên kết khớp trên nền đàn hồi, chịu tác dụng của tải trọng không đổi di động với mô hình nền Winkler, nền một chiều và nền phi tuyến bậc 3; Cristiano Viei Rodrigues [6], phân tích dầm trên nền phi tuyến, chịu tác dụng của bộ dao động di động bằng phương pháp phần tử hữu hạn; D. Froio và các cộng sự [7], phương pháp số tính dầm giản đơn trên nền phi tuyến bậc 3, dưới tác dụng của tải trọng thay đổi theo thời gian di động; S.M. Abdelghany và các cộng sự [8], ứng xử của dầm trên nền phi tuyến, chịu tác dụng của tải trọng di động bằng phương pháp Galerkin và Runge-Kutta; Salih N Akour [9], Phân tích động dầm trên nền phi tuyến chịu tác dụng của tải trọng điều hòa phân bố trên bề mặt dầm, sử dụng phương pháp Runge-Kutta để giải toán; Đỗ Xuân Quý và các cộng sự [10], nghiên cứu ứng xử cơ học của thanh có liên kết dị hướng chịu tác dụng của tải trọng động; Đỗ Xuân Quý và các cộng sự [11], nghiên cứu thực nghiệm ứng xử của có liên kết dị hướng chịu tác dụng của tải trọng động.…”