2 Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật 3 Trường Đại học Đà Lạt TÓM TẮT: Các yếu tố sinh thái có vai trò hết sức quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm lớn. Chính vì vậy, để tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố sinh thái và sự xuất hiện các loài nấm là hết sức cần thiết. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của 4 yếu tố sinh thái chủ yếu như nhiệt độ (t o ), độ ẩm (m), độ cao (h) và cường độ chiếu sáng (l) đến sự suất hiện (mật độ) của các loài nấm họ Ganodermataceae Donk. Kết quả cho thấy, có 4 yếu tố trên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự suất hiện (mật độ) và phân bố của các loài nấm và được thể hiện qua phương trình: F(x) = -2,648 + 0,040*sqrt*l + 0,165986*m + 0,00153861*h -0,138*t. Tần số xuất hiện (mật độ) tỷ lệ nghịch với cường độ ánh sáng và nhiệt độ, tỷ lệ thuận với độ ẩm và độ cao so với mặt nước biển, trong phạm vi nghiên cứu. Dựa vào phương trình hồi quy đa biến dự báo tần số xuất hiện (mật độ) của các loài nấm thuộc họ Ganodermataceae Donk với các yếu tố sinh thái là cơ sở để giúp cho việc phát hiện khu vực phân bố của các loài, cũng như là cơ sở cho việc gây trồng và bảo tồn các loài nấm họ Ganodermataceae Donk.Từ khóa: Ganodermataceae, Amauroderma, Ganoderma, phương trình tương quan, Tây Nguyên.
MỞ ĐẦUHọ nấm Ganodermataceae Donk (Linh chi) đã được biết đến từ rất lâu ở các nước Á Đông, theo tiếng Trung Quốc gọi là Lingzhi, theo tiếng Nhật là Reishi, ở Việt Nam thì thường gọi là nấm Lim.Ở Việt Nam, nấm Linh chi ngoài tự nhiên từ hàng ngàn năm nay vẫn còn là hoang dại và đang ngày càng bị mất dần nguồn gen quí hiếm do tình trạng phá rừng như hiện nay.Khu vực Tây Nguyên có điều kiện khí hậu khác nhau ở các tiểu vùng, tạo nên tính đa dạng sinh học về thành phần các loài nấm nói chung và các loài thuộc họ Ganoermataceae Donk nói riêng. Trên cơ sở đó, tìm hiểu vai trò của các yếu tố sinh thái đối với họ Ganodermataceae Donk là hết sức cần thiết, để dự báo tính đa dạng và khu vực phân bố của các loài, làm cơ sở cho việc gây trồng và bảo tồn các loài nấm họ Ganodermataceae Donk. Ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về nấm lớn như Trịnh Tam Kiệt (1996Kiệt ( , 2012 [8,9], Phan Huy Dục và Ngô Anh [4], Ngô Anh (2007, 2011 [1, 2]... Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về thành phần loài và vùng phân bố của các loài nấm lớn ở Việt Nam, trong đó, có họ Ganodermataceae.Lê Xuân Thám và nnk. (2005) [1819] trong công trình nghiên cứu đã thống kê gần 60 loài nấm thuộc họ Ganodermataceae Donk, đồng thời gây trồng một số loài như Ganoderma lucidum, Ganoderma multiplea, Ganoderma trengganuense, Amauroderma exile và Amauroderma batanense trong đó, có loài Ganoderma lucidum có giá trị dược liệu quý.Trên thế giới, Patouillard (1928) [12] và Steyaert (1972) [17] đã nghiên cứu rất rộng về giới Nấm, tuy nhiên, chỉ xây dựng khóa phân loại cho các bộ trong giới Nấm, trong đó, họ Ganodermatceae vẫn chưa xây dựng khóa định loại. Steyaert (1980) [18], Shaffer (1975) [16], Gottlieb & Wright (1999) [6], Wu Sheng-Hua & Xiaoqing Zhang (2003) [21], Ryvarden (1991Ryvarden ( , 2004 [14,15], Muthelo (2009)...