1 Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang, *quyenntu@yahoo.com 2 Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT: Nghiên cứu này tập trung vào thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá tra (Pangasianodon hypophthamus). Dựa vào đặc điểm hình thái, nghiên cứu đã phát hiện được 9 loài ký sinh trùng, trong đó, 2 loài bào tử sợi Myxobolus spp., 2 loài trùng lông Ichthyonyctus spp., 2 loài sán lá đơn chủ Thaparocleidus siamensis và T. campylopterocirrus, 2 loài sán lá song chủ Prosorhynchus gracellescens và Bucephalus sp. và loài giun tròn Cucullanus chabaudi. Sử dụng trình tự gen 28S rDNA để nghiên cứu vị trí phân loại của loài T. campylopterocirrus cho thấy mối quan hệ gần gũi với T. siamensis và Thaparocleidus sp. (sự khác biệt trình tự lần lượt là 0,9% và 2,2%). Nghiên cứu trên gen ITS1 rDNA (Internal Transcribed Spacer 1) cho thấy Bucephalus sp. có quan hệ gần gũi với B. minimus và B. polymorphus (với sự khác biệt trình từ lần lượt là 10,1% và 34,1%).Từ khóa: Pangasianodon hypophthamus, cá tra, kí sinh trùng.
MỞ ĐẦUCá tra (Pangasianodon hypophthamus) với tốc độ tăng trưởng nhanh và giá trị kinh tế cao, đã trở thành đối tượng nuôi thương mại quan trọng của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản Việt Nam năm 2012, diện tích nuôi cá tra đạt 5,9 nghìn ha, sản lượng ước tính đạt 1,28 triệu tấn. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở cá tra phức tạp do sự bùng phát bệnh ký sinh trùng (KST), một tác nhân gây bệnh phổ biến. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần loài KST cá tra dựa trên đặc điểm hình thái [10,11,12,13] và di truyền [14,15,16,17], còn ở Việt Nam chủ yếu chỉ dừng lại ở nghiên cứu hình thái [4,5,7]. Nghiên cứu này kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái và di truyền để xác định thành phần loài ký sinh trùng và xác định vị trí phân loại một số loài ký sinh trùng ký sinh trên cá tra
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu và xử lý mẫuTổng số 45 cá thể cá tra (khối lượng trung bình 150,54±70,05 g, kích thước 22,83±6,32 cm) được thu tại Đồng Tháp và vận chuyển sống trong thùng xốp có sục khí, sau đó được giữ trong bể có sục khí tại phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái KSTKý sinh trùng được nghiên cứu theo phương pháp của Dogiel (1929) Nghiên cứu di truyền KST Các cá thể ký sinh trùng được lưu giữ trong các ống eppendorf bằng cồn 95%. DNA được tách từ từng cá thể bằng Chelex 10% (BioRad) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng dung dịch DNA đã tách chiết cho phản ứng PCR để khuếch đại đoạn gen 28S DNA ribosome (28S rDNA) của sán lá đơn chủ với cặp mồi 28SF 5'-TCAGTAAGCGGAGGAAAAGAA-3'và 28SR