Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm và xác định một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân nhập trung tâm Nhi khoa bệnh viện trung ương Thái nguyên được chẩn đoán co giật do sốt. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Kết quả: Co giật do sốt gặp nhiều ở trẻ 6-36 tháng chiếm 81,5%. Tuổi trung bình lúc nhâp viện là 22,66 ± 12,71 tháng. Cơn co giật xuất hiện khi thân nhiệt trẻ ở mức 39-400 C có tỉ lệ cao nhất 69,3%. Co giật do sốt đơn thuần chiếm ưu thế 82,5% số trường hợp, co giật do sốt phức hợp chiếm 16,6%, trạng thái CGDS chiếm 0,9%. Nguyên nhân gây sốt trong CGDS chủ yếu là bệnh lý ở đường hô hấp trên 62,5%. Tỷ lệ ngạt chu sinh trong nhóm CGDS phức hợp là 21,1 % cao hơn so với nhóm CGDS đơn thuần là 2,1%. Kết luận: Co giật do sốt chủ yếu xảy ra ở trẻ 6-36 tháng đa số là cơn giật đơn thuần, nguy cơ cao xuất hiện cơn giật khi thân nhiệt trẻ ở mức trên 390C, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tình trạng ngạt lúc sinh là yếu tố nguy cơ gây co giật do sốt.
Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi hình thái và chức năng tim và mô tả một số yếu tố liên quan tới các biến đổi hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân Thaslassemia. Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca bệnh. Đối tượng: 26 bệnh nhân điều trị Thaslassemia tại trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2/2020 đến 2/2021. Kết quả: Trên Xquang có 57,7% có bóng tim to; trên điện tâm đồ có 84,6% có nhịp tim nhanh; trên siêu âm tim có 53,8% trẻ có hở van 2 lá, 30,8% có suy tim, 26,9% trẻ có giảm co bóp cơ tim và 19,2% giãn thất trái. Nồng độ Ferritin huyết thanh tăng cao ≥ 2000ng/ml và thời gian mắc bệnh trên 5 năm là yếu tố nguy cơ mắc biến chứng tim trên bệnh nhân Thaslassemia. Kết luận: Biến đổi hình thái và chức năng tim trên bệnh nhân Thaslassemia chủ yếu là tim to, nhịp tim nhanh, hở van hai lá, suy tim, giảm co bóp cơ tim và giãn thất trái. Có mối liên quan giữa nồng độ Ferritin huyết thanh và thời gian mắc bệnh với biến chứng tim trên bệnh nhân Thaslassemia.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và phân tích một số yếu tố liên quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 220 bà mẹ đang nuôi trẻ nhỏ dưới 24 tháng vào khám và điều trị tại khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6 năm 2021 đến 6 năm 2022, lấy mẫu ngẫu nhiên từ danh sách bệnh nhân đến khám và điều trị. Kết quả cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp, cụ thể là: 6 tháng: 13,2%; 5 tháng: 30,9%; 4 tháng: 37,7%; 3 tháng: 44,1%; 2 tháng: 54,4% và 1 tháng: 62,3%. Có mối liên quan giữa nuôi con bàng sữa mẹ hoàn toàn với tư vấn sau sinh của nhân viên y tế và những bà mẹ có kiến thức chung đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Cần nâng cao kiến thức kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ y tế và nâng cao kiến thức NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mắc COVID-19 tại Trung tâm Hồi sức và điều trị người bệnh COVID-19, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 201 trẻ từ 0 đến 10 tuổi được chẩn đoán mắc COVID-19 trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 12/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của trẻ là 38 tháng. Lứa tuổi từ 0-2 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,8%, có mối tương quan nghịch giữa phân loại mức độ bệnh và lứa tuổi của trẻ với p<0,05, r = - 0,156. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 5%, tỷ lệ thừa cân/béo phì là 13,4%. Như vậy, mức độ bệnh nặng ở trẻ em có mối tương quan nghịch với lứa tuổi của trẻ. Chúng ta cần có sự quan tâm của chính quyền, ban ngành và phối hợp chặt chẽ với truyền thông để giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng như giảm thiểu tỷ lệ thừa cân/béo phì ở mức thấp hơn.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm phát triển tâm-vận động ở trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 161 trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ tại Thái Nguyên, thời gian từ năm 2014 đến 2017. Tự kỷ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn DSM-IV và phân loại mức độ theo thang điểm đánh giá tự kỷ (CARS), đặc điểm phát triển tâm-vận động được đánh giá bằng test Denver II. Kết quả: Tuổi trung bình được chẩn đoán tự kỷ 29,87 ± 4,2 tháng, tự kỷ gặp nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ, tỉ lệ nam/nữ = 4,75/1; tự kỷ mức độ nặng chiếm tỉ lệ khá cao (70,2%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ (95,03%); chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Khoảng 73,91% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động tinh tế, thích ứng và 25,47% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động thô. Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%. Kết luận: Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.