Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi hình thái và chức năng tim và mô tả một số yếu tố liên quan tới các biến đổi hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân Thaslassemia. Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca bệnh. Đối tượng: 26 bệnh nhân điều trị Thaslassemia tại trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2/2020 đến 2/2021. Kết quả: Trên Xquang có 57,7% có bóng tim to; trên điện tâm đồ có 84,6% có nhịp tim nhanh; trên siêu âm tim có 53,8% trẻ có hở van 2 lá, 30,8% có suy tim, 26,9% trẻ có giảm co bóp cơ tim và 19,2% giãn thất trái. Nồng độ Ferritin huyết thanh tăng cao ≥ 2000ng/ml và thời gian mắc bệnh trên 5 năm là yếu tố nguy cơ mắc biến chứng tim trên bệnh nhân Thaslassemia. Kết luận: Biến đổi hình thái và chức năng tim trên bệnh nhân Thaslassemia chủ yếu là tim to, nhịp tim nhanh, hở van hai lá, suy tim, giảm co bóp cơ tim và giãn thất trái. Có mối liên quan giữa nồng độ Ferritin huyết thanh và thời gian mắc bệnh với biến chứng tim trên bệnh nhân Thaslassemia.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mắc COVID-19 tại Trung tâm Hồi sức và điều trị người bệnh COVID-19, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 201 trẻ từ 0 đến 10 tuổi được chẩn đoán mắc COVID-19 trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 12/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của trẻ là 38 tháng. Lứa tuổi từ 0-2 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,8%, có mối tương quan nghịch giữa phân loại mức độ bệnh và lứa tuổi của trẻ với p<0,05, r = - 0,156. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 5%, tỷ lệ thừa cân/béo phì là 13,4%. Như vậy, mức độ bệnh nặng ở trẻ em có mối tương quan nghịch với lứa tuổi của trẻ. Chúng ta cần có sự quan tâm của chính quyền, ban ngành và phối hợp chặt chẽ với truyền thông để giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng như giảm thiểu tỷ lệ thừa cân/béo phì ở mức thấp hơn.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định căn nguyên và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019 - 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 155 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi là S.pneumonia (46,5%), H.influenzae (31%), S.aureus (9,7%). Về mức độ kháng kháng sinh, S.pneumonia đề kháng cao đối với erythromycin, clindamycin, cefotaxim tương ứng 98,6%, 95,8%, 41,7%. Tỷ lệ đề kháng của H.influenzae với ampicillin và cephalosporin các thế hệ là từ 91,7 đến 95,8%. S.aureus đã kháng 100% với penicillin; oxacillin 86,7%; kể cả với kháng sinh mạnh vancomycin 20%. Các vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ emtừ 2 tháng đến 5 tuổi là S.pneumonia và H.influenzae. Mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đều có xu hướng tăng lên, đặc biệt với nhóm penicillin và cephalosporin. Các vi khuẩn còn nhạy cảm với carbapenem và quinolon.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm phát triển tâm-vận động ở trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 161 trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ tại Thái Nguyên, thời gian từ năm 2014 đến 2017. Tự kỷ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn DSM-IV và phân loại mức độ theo thang điểm đánh giá tự kỷ (CARS), đặc điểm phát triển tâm-vận động được đánh giá bằng test Denver II. Kết quả: Tuổi trung bình được chẩn đoán tự kỷ 29,87 ± 4,2 tháng, tự kỷ gặp nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ, tỉ lệ nam/nữ = 4,75/1; tự kỷ mức độ nặng chiếm tỉ lệ khá cao (70,2%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ (95,03%); chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Khoảng 73,91% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động tinh tế, thích ứng và 25,47% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động thô. Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%. Kết luận: Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%
The Aryl hydrocarbon receptor (AhR) is a ligand activated transcription factor that is best known for mediating the toxicity and tumor promoting properties of the carcinogen, including of 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD - dioxin). Numerous studies for harmful effects on human health of dioxin have been studied. The results showed that dioxin had effects on many of tissues and organs of nerve system, immune system, reproductive system leading to birth defects and causing development of cancers. The AhR is also now known to be involved in a variety of cellular processes, such as the cell cycle, epithelial barrier function, cell migration,and immune function. Through the AhR, dioxin influences the major stages of tumorigenesis- initiation, promotion, progression, and metastasis. Studies of aggressive tumors and tumor cell lines have revealed that AhR levels are elevated and can be found constitutively in the nucleus. A high degree of complexity has emerged regarding the role of AhR in cancer, with clear discrepancies between pro- and anti-tumorigenic activities when utilizing cell culture versus in vivo models of malignancy. Furthermore, various classes of AhR ligands and indeed ligands within the same class can differentially modulate AhR to influence tumorigenic outcomes. This leads to the hypothesis that the AhR is chronically activated in tumors, thus facilitating tumor progression. In this article, we review the results of studies in the literature about the role of AhR in carcinogenesis in humans with high level of dioxin. Information of the influence of AhR on the formation and development of tumors will be useful understanding to develop potential therapeutic modulation through AhR activities in tumors and to provide effective treatment for cancer patients.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.