Việc thu hồi các kim loại trong rác thải điện thoại di động là vấn đề đang được quan tâm do liên quan đến vấn đề môi trường và nguồn tài nguyên kim loại ngày càng cạn kiệt. Có nhiều phương pháp để tách kim loại ra khỏi rác thải điện thoại di động như: phương pháp hỏa luyện, phương pháp thủy luyện, phương pháp điện luyện.... Phát huy ưu điểm của các phương pháp hỏa luyện và thủy luyện, bài báo đưa ra quy trình tách đồng giảm thiểu sự thoát khí độc hại ra môi trường, mà hiệu quả thu hồi đồng hiệu quả, đó là kết hợp phương pháp hỏa luyện và phương pháp thủy luyện. Giai đoạn hỏa luyện: phế liệu điện tử được cắt nhỏ và nung ở 750 oC trong lò kín có thể thu hồi khí thoát ra trong 2 giờ. Giai đoạn thủy luyện: chất rắn được hòa tan trong dung dịch axit sunfuric (H2SO4) có mặt của hidro peroxit (H2O2). Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tách đồng được nghiên cứu như nồng độ H2SO4, nồng độ H2O2, tỷ lệ rắn/ lỏng và nhiệt độ cho thấy nồng độ H2SO4 4M, H2O2 15%, tỷ lệ rắn - lỏng là 0,025 và nhiệt độ 40 oC thì dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4) thu được có nồng độ cao với hiệu suất tách đạt 71,64% sau 1 giờ.
Trong bài báo này, đồng (I) oxit (Cu2O) được tổng hợp thành công từ dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4), glucozơ, natri hidroxit (NaOH). Dung dịch CuSO4 được tách từ rác thải điện tử theo phương pháp hỏa luyện kết hợp với thủy luyện. Vật liệu này được nghiên cứu tổng hợp bằng các phương pháp thực hiện và ảnh hưởng của pH cho thấy cho từ từ dung dịch CuSO4 vào dung dịch gồm NaOH và glucozơ có pH = 12 thu được Cu2O có cấu trúc nano. Qua việc phân tích cấu trúc bằng phương pháp XRD và SEM cho thấy tổng hợp vật liệu Cu2O có kích thước tinh thể tính theo phương pháp XRD là 8,75 nm, hằng số mạng bằng 0,43 nm, độ biến dạng bằng 0,004; mật độ lệch vị trí bằng 0,013. Các hạt Cu2O tạo thành tương đối đồng đều, kích thước hạt khoảng 50 nm. Vật liệu Cu2O có cấu trúc nano tổng hợp được vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải điện tử, vừa tổng hợp được vật liệu nano có ứng dụng cao.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.