Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em trên cộng hưởng từ (CHT) và đánh giá vai trò cộng hưởng từ trong chẩn đoán nang ống mật chủ ở trẻ em. Phương pháp: 43 bệnh nhân được chẩn đoán NOMC sau mổ và có siêu âm (SA), chụp CHT mật-tụy trước mổ tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố (BVNĐTP) từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 30 tháng 07 năm 2022. Hình ảnh CHT được so sánh với kết quả trong mổ. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Trong 43 bệnh nhân NOMC gồm 32 nữ và 11 nam, tuổi trung bình 54,5 ± 42,7 tháng (1 tháng – 14 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam là 2,9/1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng 79,1% và nôn ói 53,5%. Đặc điểm hình ảnh NOMC trên CHT: Thể loại nang (theo Todani) chỉ gặp loại I (79,1%) và loại IV (20,9%); Hình thái nang giãn dạng cầu 81,4%, dạng thoi (19,6%); Đường kính trung bình: 34,8 ± 25,8mm; Sỏi trong nang (37,2%); Giãn đường mật trong gan (39,5%). Kết quả CHT cho thấy có 7 trường hợp (16,3%) có bất thường kênh chung mật tụy (KCMT), 5 trường hợp (11,6%) có hẹp ống gan, 3 trường hợp (7%) có biến thể giải phẫu đường mật. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán bất thường KCMT lần lượt là 100%; 87,8%, trong chẩn đoán hẹp ống gan là 100%; 97,4%, trong chẩn đoán biến thể giải phẫu đường mật là 100%, 100%. Kết luận: CHT mật-tụy có giá trị cao trong phát hiện các bất thường KCMT, hẹp ống gan và các biến thể giải phẫu đường mật. CHT trước mổ nên được thực hiện ở các bệnh nhi NOMC.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ vùng tầng sinh môn của phương pháp gây tê caudal bằng ropivacain. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng có so sánh. 60 bệnh nhân chia 2 nhóm, nhóm GT caudal bằng ropivacain dưới hướng dẫn của siêu âm, nhóm TM thực hiện giảm đau sau mổ bằng thuốc đường tĩnh mạch thông thường. Cả hai nhóm được đánh giá hiệu quả giảm đau, tác dụng không mong muốn. Kết quả: Hiệu quả giảm đau sau mổ của hai nhóm đều tốt với điểm VAS nhỏ hơn 4. Nhóm GT có điểm VAS lúc nghỉ và lúc vận động thấp hơn nhóm TM ở các thời điểm. Thời gian chờ giảm đau của gây tê caudal ở mức D12 là 14,67 ± 1,7 phút. Thời giảm giảm đau của nhóm GT trung bình là 8,13 ± 1,3 giờ. Tỷ lệ cần sử dụng thuốc giảm đau của nhóm GT thấp hơn so với nhóm TM với p<0,05. Nhóm GT có 2 bệnh nhân chọc kim chạm xương khi gây tê, 1 bệnh nhân bị mẩn ngứa. Kết luận: Phương pháp gây tê caudal dưới hướng dẫn của siêu âm bằng ropivacain có hiệu quả giảm đau tốt ch phẫu thuật vùng tầng sinh môn, phương pháp có ít tai biến và biến chứng.
Lũ quét là một hiện tượng tự nhiên nguy hiểm xảy ra hầu khắp các lưu vực sông suối khu vực miền núi trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó khu vực Tây Bắc Việt Nam là một điểm nóng về tiểm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra lũ quét. Bằng việc ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo đa lớp trong thành lập mô hình phân vùng lũ quét, thực nghiệm tại tỉnh Yên Bái đã cho phép thành lập được mô hình phân vùng lũ quét độ chính xác cao với các chỉ số thống kê ROC = 0.960 và giá trị AUC = 0.951. Phương pháp ứng dụng mạng lưới nơ-ron nhân tạo đa lớp cho phép mở rộng xây dựng các bản đồ phân vùng lũ quét tại nhiều khu vực trong cả nước, đóng góp tích cực vào việc hoạch định và kiện toàn hệ thống các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.